(HBĐT) - Trong các ngày 26 - 27/10 vừa qua, người dân xóm Ao Kềnh, Quán Trắng, xã Thành Lập (Lương Sơn) tụ tập đông người trước cổng nhà máy xi măng (NMXM) Vĩnh Sơn để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường (ôNMT) do nhà máy gây ra. Đó là lần đầu tiên nhưng đây chưa hẳn là lần duy nhất người dân tổ chức tụ tập đông người để phản đối nếu tình trạng ôNMT do các nhà máy xi măng trong khu vực gây ra vẫn tiếp diễn.

 

Lượng bụi xi măng được gia đình ông Nguyễn Hưng Nguyên xóm Ao Kềnh, xã Thành Lập quét tại sân nhà sáng ngày 27/10/2016

Dân vẫn phải sống chung với khói, bụi từ nhà máy xi măng!

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Lương Sơn khẳng định: Tình trạng ôNMT do các NMXM Trung Sơn (Trung Sơn), NMXM Vĩnh Sơn (Thành Lập) tới môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân thời gian qua là có thật. Vấn đề này, chúng tôi đang tham mưu cho lãnh đạo huyện lãnh đạo, giải quyết. Đồng thời cũng làm cơ sở để huyện đề xuất với tỉnh xem xét, có phương án giải quyết một cách hiệu quả, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Qua tìm hiểu thực tế tại các xóm Ao Kềnh, Quán Trắng (Thành Lập), Lộc Môn, Bến Cuối (Trung Sơn) thấy rằng, bức xúc của nhân dân là có cơ sở. Chỉ vào khoảng sân nhỏ trước nhà, ông Nguyễn Hưng Nguyên, xóm Ao Kềnh bức xúc: Chỉ có một khoảnh bé tẹo mà có ngày quét được cả cân bụi. Đưa chúng tôi về nhà, ông Đinh Công Biểu, xóm Lộc Môn chỉ thẳng ra vườn bảo: Bụi xi măng phủ trắng thế kia, các anh xem chúng tôi đã phải sống khổ sở thế nào? Chưa hết, nhà tôi ở ngay sát tường rào NMXM, suốt cả ngày lẫn đêm nghe tiếng máy chạy ầm ì nhức hết cả đầu rồi đến đêm lại có hàng đoàn xe vào chở nguyên vật liệu cứ chạy ầm ầm thế thì làm sao mà chịu được.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Bùi Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn ngán ngẩm: Nếu như ở Thành Lập thì NMXM Vĩnh Sơn còn cách KDC một vài khoảnh ruộng thì ở bên Trung Sơn nhà máy lại liền kề KDC. Thế nên người dân thường xuyên phải chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp về khói bụi, tiếng ồn từ NMXM Trung Sơn. Không chỉ có vậy, nhiều lúc theo hướng gió, người dân còn phải chịu tác động cả khói bụi từ NMXM Vĩnh Sơn. Chưa có những đánh giá tổng quát về tình hình sức khoẻ nhưng ở đây người dân thường mắc các bệnh về mắt và hô hấp. Như ông Biểu mới đây đi khám ở Viện mắt Trung ương thấy bảo trong đáy mắt có cặn bụi.

 

Khói, bụi từ nhà máy xi măng Trung Sơn phủ trắng lên các loại cây trồng của người dân ở các xóm: Lộc Môn, Bến Cuối, xã Trung Sơn.

Không chỉ ảnh hưởng tới đời sống, sức khoẻ người dân mà khói bụi từ các NMXM cũng gây ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sản xuất của nhân dân. Theo đó, toàn bộ cây cối, hoa màu của bà con nhân dân đều bị ảnh hưởng, nhất là đối với các loại cây ăn, thu lá như rau, chè, xạ đen. Vừa qua, một số hộ dân ở Trung Sơn trồng cây dược liệu xạ đen nhưng không bán được bởi vì bụi xi măng bám trắng. Cây trồng bị ảnh hưởng như vậy, nhà ở cũng bị ảnh hưởng. Toàn bộ ngôi nhà ở khu vực xung quanh nhà máy đều bị phủ một lớp bụi xi măng trên tường và mái nhà. Tuy nhiên,  làm việc với đại diện NMXM Trung Sơn, ông Dương Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Nhà máy đã khẳng định: NMXM Trung Sơn được đầu tư dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại nên việc xả thải khói bụi ra môi trường đã được đảm bảo theo quy định chúng tôi xả khói bụi ra có nghĩa là chúng tôi đang bị mất tiền. Vì trong khói bụi xả thải, phần lớn là nguyên liệu tinh. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế về tình trạng gây ôNMT do các NMXM ở Lương Sơn gây ra, chúng tôi đã được người dân cho xem nhiều hình ảnh ống khói NMXM Trung Sơn “vô tư” xả khói bụi ra môi trường. Để chứng minh cho điều này, ông Bùi Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn chỉ về phía những mái nhà đóng dày bụi xi măng ngán ngẩm: Bụi xi măng khác với các loại bụi thông thường ở chỗ khi đã bám vào bề mặt nào nó sẽ bám chắc vào đó, không bị rửa trôi khi có mưa. Tôi biết rõ điều đó là bởi gia đình tôi cũng chịu ảnh hưởng, tác động của khói bụi xả ra từ các NMXM xung quanh.

Theo lý giải của ông Phùng Văn Dương, Phó Tổng Giám đốc NMXM Vĩnh Sơn: Công nghiệp xi măng là ngành công nghiệp của khói và bụi. Do vậy, người ta chỉ có thể hạn chế tình trạng gây ÔNMT chứ không thể giải quyết triệt để được tình trạng khói, bụi của nhà máy gây ra trong sản xuất.

Chỉ mong các nhà máy chấp hành nghiêm quy định về môi trường

Đó chính là mong muốn chung của cả hàng trăm hộ dân của 2 xã và vùng lân cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng từ các NMXM.

Trên thực tế, theo đồng chí Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Lương Sơn, ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất các NMXM đóng trên địa bàn 2 xã Thành Lập và Trung Sơn đã gây ra những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Đặc biệt là đối với NMXM Vĩnh Sơn, trong quá trình sản xuất từ năm 2011 đến nay, nhà máy thường xuyên xảy ra sự cố, xả khói bụi ra môi trường xung quanh. Đáng nói, theo báo cáo của Nhà máy, có tháng nhà máy liên tục xảy ra sự cố. Mỗi lần xảy ra sự cố, có một lượng lớn khói, bụi thoát ra môi trường.

Ông Bùi Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: Bên kia tường bao là nhà máy, bên này là nhà dân. Trường học cũng nằm ngay trong phạm vi ảnh hưởng của các NMXM chưa đến 100 m. Người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng UBND xã theo thẩm quyền chỉ có thể yêu cầu các nhà máy khắc phục sự cố, đảm bảo môi trường. Hiện nay, về cơ bản NMXM Trung Sơn đã khắc phục, hạn chế việc xả thải khói, bụi ra môi trường nhưng vẫn còn gây ô nhiễm về tiếng ồn, độ rung và nguồn nước thải.

Trước những bức xúc, kiến nghị của nhân dân, ngày 10/5/2016, Sở TN&MT đã thành lập đoàn công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại NMXM Trung Sơn. Qua đó chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót, yêu cầu nhà máy phải khắc phục, trong đó có vấn đề về xả thải, quản lý chất thải nguy hại. Tiếp đó, báo cáo số 82/BC-UBND xã Trung Sơn ngày 13/9/2016 cũng đã kiến nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu NMXM Trung Sơn hoàn thiện đề án báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình với cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, không để tình trạng khói, bụi, tiếng ồn như hiện nay.

Mới đây nhất, trong thông báo số 4769/TB-VPUBND thông báo Kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tại buổi làm việc về xử lý rác thải tại huyện Lương Sơn và xử lý ôNMT tại NMXM Trung Sơn đã nêu rõ: NMXM Trung Sơn từ khi đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đã gây ra tình trạng ÔNMT. Đặc biệt là ôNMT nước, không khí, ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân xung quanh. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu NMXM Trung Sơn sớm xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý đảm bảo môi trường theo các quy định hiện hành.

Để đảm bảo đời sống cho những hộ dân ở khu vực liền kề với NMXM  Trung Sơn, đồng chí Đinh Văn Hoà, Giám đốc Sở TN&MT cho  biết: Hiện nay, UBND tỉnh đã đồng ý phê duyệt phương án di chuyển dân ở khu vực liền kề với NMXM Trung Sơn. Theo đó, giai đoạn I có 54 hộ dân được di dời ra khởi vùng ảnh hưởng. Trong đó có 30 hộ ở xóm Lộc Môn và 24 hộ ở xóm Bến Cuối (Trung Sơn). Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng tham mưu cho UBND tỉnh nghiên cứu các phương án cụ thể, phù hợp để chỉ đạo, giải quyết dứt điểm tình trạng ÔNMT xung quanh các NMXM ở Lương Sơn để đảm bảo ổn định đời sống người dân.

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ Xây dựng, tại điều 4.11 quy định chiều rộng tối thiểu dải cách ly giữa Nhà máy xi măng tới khu dân cư là 1000 m.

Theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động chỉ rõ tại điểm 4.5.1 quy định phải đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa nhà máy sản xuất xi măng có sản lượng từ 150.000 tấn/năm với KDC liền kề là 1.000m

 

                                                                                         M.H

 

 

Các tin khác


Người Mường ở Kon Tum nặng tình với quê hương

(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.

Vì sao việc cải tạo, nâng cấp đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) bị... cấm, cản ?

(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.

Xây dựng khu xử lý rác thải TP Hòa Bình - việc không thể chùng chình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang sải những bước đi ngoạn mục, chuẩn bị các điều kiện để trở thành đô thị loại II. Trên con đường thênh thang ấy còn không ít những chướng ngại vật - một trong số chướng ngại đó là vấn đề môi trường. Bởi đã hơn 2 năm qua, TP Hòa Bình không có khu xử lý rác thải. Chi tiền tỷ hàng năm để xử lý rác thải ở cự ly 35 km và luôn nơm nớp ở thế bị động đã đến lúc cần xây dựng được nơi xử lý rác thải cho riêng mình và đó thực sự là điều cấp thiết.

Vì quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy

(HBĐT) - Vì quá bức xúc trước việc xả thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), vào khoảng 8 h ngày 26/10 cho đến sáng ngày 27/10/2016 đã có khoảng trên 200 người dân xóm Quán Trắng, Ao Kềnh, xã Thành Lập (Lương Sơn) tập trung trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn (đóng trên địa bàn xã Thành Lập) để phản đối, yêu cầu nhà máy dừng ngay lập tức việc xả thải khói bụi gây ÔNMT ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân...

Những “vua cam” tỷ phú Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều hơn những “vua cam” có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ khiến nông dân cả nước ước ao.

Bao giờ hoạt động hết công năng?

(HBĐT) - Một ngày đẹp trời (tháng 2/2009), người dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nô nức kéo nhau đi dự lễ khai trương Trạm dừng nghỉ QL 6. Cờ hoa rực rỡ, lễ cắt băng khánh thành hoành tráng với sự tham gia của Trưởng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) Nhật Bản, Bộ GTVT, Bộ NN &PTNT và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh. Thế nhưng, sau 7 năm đi vào hoạt động, Trạm dừng nghỉ QL6 chưa bao giờ hoạt động hết công năng và đang trên đà hoang phế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục