(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.

 

Đường xuống cấp...

 

Hơn 300 hộ dân các xóm Mu, Chiềng và Đoàn Kết, xã Thung Nai (Cao Phong) mong cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn đầu tư để cứng hoá hơn 1km đường để giảm bớt những khó khăn cho người dân.

 

Qua tìm hiểu được biết, tuyến đường 435 bắt nối từ tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai vào các xóm Mu, Chiềng và Đoàn Kết của xã do Đoạn quản lý đường bộ I - Sở GTVT quản lý. Đây là tuyến đường cụt, tính từ điểm nối vào đến xóm Chiềng có chiều dài khoảng 1,7 km nhưng lại là tuyến đường đi lại chủ yếu của trên 300 hộ dân ở 3 xóm. Ngoài ra, ở xóm Mu còn có trường bán trú THCS xã và chi trường mầm non của xã. Hiện nay phần lớn chiều dài của tuyến đường là cấp phối, chưa được nâng cấp nên việc đi lại của nhân dân, cán bộ, giáo viên và các em học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Văn Quyền, cán bộ Địa chính xã Thung Nai cho biết: Năm 2015, khi thấy tuyến đường vào xóm Mu - Chiềng bị xuống cấp. Căn cứ vào nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân và nhu cầu thực tế, UBND xã Thung Nai đã đề nghị UBND huyện nghiên cứu, xem xét bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cứng hoá tuyến đường với tổng chiều dài 1,7 km. Sau khi tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị của cơ sở, UBND huyện Cao Phong đã giao cho phòng phòng Dân tộc huyện tổ chức khảo sát, nghiên cứu và bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp. Sau đó năm 2015, phòng Dân tộc đã trình UBND huyện phương án, kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng bằng nguồn vốn 135. Đến tháng 7/2015, tuyến đường được cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên, khi đang triển khai thi công đổ bê tông mặt đường thì bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng thi công. Ngoài đoạn đường 400 m đã đổ bê tông,  hiện nay tổng số 1.300 m còn lại vẫn là đường cấp phối chưa được cải tạo nâng cấp nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của nhân dân và cán bộ, giáo viên trên tuyến đường này.

 

Chị Phạm Thị Hương Thu, Chủ tịch công đoàn trường bán trú THCS xã Thung Nai chia sẻ: Nhà trường có 19 cán bộ giáo viên thì hầu hết là người ở địa phương khác. Nằm ở địa bàn khó khăn. Vì vậy, nhà trường cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, trong đó khó khăn nhất là đường giao thông. Tuy chỉ có một đoạn ngắn hơn 1km nhưng mỗi lần đi trên con đường này, chúng tôi cũng cảm thấy sợ vì đã từng có nhiều người bị trượt ngã, nhất là những khi trời mưa bão, có những chỗ rất trơn và lởm chởm đá. Ai đi không vững rất dễ bị trượt ngã như trong cơn bão số 3 vừa rồi, nước mưa từ trên đồi chảy xuống thành dòng, tiếng là đường nhưng cũng không có chỗ mà đi. Khi đó, chúng tôi phải xuống mà dắt bộ thế nhưng vẫn có người bị ngã. Còn cô giáo Bùi Mỹ Trinh, giáo viên nhà trường kể: Năm nay là năm đầu tiên em được chuyển về công tác tại trường. Những hôm đầu chưa quen, đi đường sợ đến phát khóc. Buổi đầu tiên lên trường nhận công tác chưa quen đường nên em cũng đã bị ngã và phải đến trường trong tình trạng quần áo lấm lem bùn đất.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Quyền: Trước thực trạng trên, xã đã nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư, nâng cấp tuyến đường theo nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi về việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp tuyến đường từ phía các cơ quan chức năng.   

 

Vì sao lại bị cấm, cản không cho cải tạo, nâng cấp đường?       

 

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, đại diện lãnh đạo phòng Dân tộc huyện Cao Phong cho biết: Năm 2015, thực hiện kế hoạch của UBND huyện giao cho đơn vị nghiên cứu, xem xét để cải tạo, nâng cấp tuyến đường Mu - Chiềng bằng nguồn vốn 135. Trong quá trình triển khai thì Đoạn quản lý đường bộ I - Sở GTVT yêu cầu dừng thi công. Từ đó đến nay, tuyến đường vẫn chưa được cải tạo, nâng cấp trở lại. Nguyên nhân của việc này là do quá trình khảo sát lập phương án thiết kế phê duyệt đầu tư, cơ quan chuyên môn của huyện đã có sự nhầm lẫn. Bởi theo phân cấp quản lý thì tuyến đường này thuộc sự quản lý của Đoạn quản lý đường bộ I. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc đầu tư nâng cấp tuyến đường này cũng là một yêu cầu cấp thiết phù hợp với thực tế và nguyện vọng của nhân dân bởi cứ để như tình trạng hiện nay,  việc đi lại của người dân cũng còn gặp rất nhiều khó khăn khi đây là tuyến đường cụt, chỉ vào 3 xóm vùng trên của xã Thung Nai.

 

Vấn đề này, ông Lê Xuân Cử, Giám đốc Đoạn quản lý đường bộ I cho biết: Theo phân cấp quản lý thì tuyến đường Mu - Chiềng, xã Thung Nai là tuyến tỉnh lộ 435 với tổng chiều dài hơn 1 km do đơn vị quản lý duy tu, bảo trì. Năm 2015, huyện Cao Phong đã thực hiện việc cải tạo, nâng cấp nhưng  không thông qua Sở GTVT và đơn vị quản lý. Do vậy, chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công, cải tạo, nâng cấp. Trên nguyên tắc, tuyến đường này do tỉnh quản lý thì việc đầu tư, nâng cấp thì phải do các đơn vị chức năng của tỉnh triển khai thực hiện. Nó không thuộc thẩm quyền quản lý của huyện thì huyện không được đầu tư, nâng cấp. Nếu địa phương muốn đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì phải thực hiện theo đúng lộ trình từ xã đề nghị lên UBND huyện rồi UBND huyện có văn bản đề nghị lên Sở GTVT, sau đó căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế, Sở GTVT sẽ tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét để bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp cải tạo. Do vậy, việc UBND huyện Cao Phong đầu tư cải tạo, nâng cấp là không phù hợp.

 

Huyện không có thẩm quyền để đầu tư, vậy khi nào tuyến tỉnh lộ 435 đi xóm Mu - Chiềng với chiều dài 1,7 km mới được cải tạo, nâng cấp để giảm bớt khó khăn cho người dân xã?! Trả lời câu hỏi này, ông Lê Xuân Cử cho biết: Vừa rồi, chúng tôi cũng đã tham mưu cho Sở GTVT xây dựng kế hoạch vốn để đầu tư, nâng cấp nhưng do có chủ trương tới đây sẽ đưa tuyến đường này về cho huyện quản lý theo hướng nâng cấp xây dựng hạ tầng nông thôn nên không đưa vào kế hoạch đầu tư. Còn nếu như UBND huyện Cao Phong muốn đầu tư nâng cấp cũng không có khó khăn gì nhưng việc tổ chức thực hiện phải được thực hiện theo đúng quy trình như đã phân cấp quản lý.

                                                                             

 

 

                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Chuyện chưa kể về nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Pháp tại huyện Lạc Thủy: Còn lại một dòng tên!

(HBĐT) - Nếu tính về quy mô thì có lẽ nghĩa trang liệt sỹ K34 (thôn Liên Ba, xã Liên Hoà, huyện Lạc Thuỷ) cũng được xếp vào là một trong những nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Pháp có số liệt sỹ vô danh nhiều nhất cả nước. Nó chỉ đứng sau nghĩa trang liệt sỹ đồi Độc Lập, nghĩa trang liệt sỹ đồi A1 - nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Điện Biên Phủ) và đứng trên nghĩa trang liệt sỹ Tu Vũ (Thanh Thuỷ - Phú Thọ). Tuy vậy không phải ai cũng biết về nghĩa trang K34 và những liệt sỹ còn nằm lại đó...

Ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép tại hạ lưu sông Đà

(HBĐT) - Theo rà soát của Sở TN &MT, trên địa bàn tỉnh có 30 tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi tại các khu vực bãi bồi ven sông. Riêng trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn có 23 điểm tập kết, kinh doanh cát, sỏi với tổng diện tích 9, 5 ha. Hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi vùng hạ lưu sông Đà diễn ra khá phức tạp.Tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép vẫn tồn tại.

Đảo chìm Đá Lát vững vàng nơi đầu sóng

(HBĐT) - Đá Lát là đảo chìm đầu tiên trong hải trình thăm, tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa đón Tết Bính Thân 2016 của đoàn cán bộ Vùng 4 Hải quân và các phóng viên báo chí. Vì điều kiện trên đảo và việc di chuyển từ tàu 561 đến đảo có nhiều khó khăn nên đại tá, đoàn trưởng đoàn công tác Bùi Đình Dương thông báo danh sách một nửa số nhà báo trong đoàn công tác được xuống đảo. Tôi là phóng viên may mắn có trong danh sách.

“Đón”... rác ở Thung Nai

(HBĐT) - Không chỉ cỏ rác mà còn có nhiều, rất nhiều rác thải là vỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại theo dòng suối Tráng dồn về xã Thung Nai (Cao Phong).

Lợi dụng tình thân để chiếm đoạt đất đai - chuyện không chỉ ở làng!

(HBĐT) - Thời gian gần đây, Báo Hòa Bình nhận được khá nhiều đơn - thư phản ánh, “kêu cứu” vì bị anh, em, chú, bác, bạn… lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt quyền sử dụng đất . Có vụ - việc đã được đưa ra tòa để giải quyết, có vụ đang trông chờ vào sự hòa giải của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở với hy vọng “mưa dầm thấm đất”, người chiếm đoạt sẽ tự nguyện trao trả… Xin nêu một vài vụ - việc để thấy rằng đó là vấn đề đáng lưu tâm.

Người dân xóm Sổ mong mỏi công trình nước sạch

(HBĐT) - Cách UBND xã Hữu Lợi (Yên Thuỷ) 2 km, thế nhưng mãi đến năm 2009 xóm Sổ mới có điện. Thoát được gánh nặng về “ánh sáng” thì giờ đây, cuộc sống của 48 hộ dân với 196 nhân khẩu xóm Sổ (1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) lại đối mặt với khó khăn do sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục