(HBĐT) - Giết 7 tên địch, thu 7 khẩu súng về cho bộ đội ta trong một trận đánh - chiến công ấy thuộc về ông Bạch Công Sẻn, người lính cựu giờ đây mắt đã mờ, chân đã chậm. Gặp ông, sau 3 tiếng trò chuyện chúng tôi thực sự được sống trong khí thế sục sôi quyết tâm đánh thắng giặc thù để giành độc lập, tự do cho dân tộc.


Trước khi gặp ông Sẻn, tôi đã từng đọc cuốn sách "Trung đoàn 12- Một thời để nhớ” do Ban liên lạc CCB Trung đoàn 12 Hòa Bình biên soạn và Sở Văn hóa thông tin tỉnh xuất bản năm 2004. Trong cuốn sách đó có 3 mẩu chuyện do ông Sẻn kể lại (là những chiến công của ông và những người đồng đội trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp ngay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình), đó là: "Quấy rối bốt Đồi Xim”, "Trận đánh mìn diệt xe cơ giới địch” và "Chỉ làm bộ độ Cụ Hồ”. Những câu chuyện được chắp nối không liền mạch và chủ yếu là kể về diễn biến của các trận đánh mà chiến thắng thuộc về ta. Trong 3 mẩu chuyện đó hoàn toàn không có chi tiết một mình chiến sỹ Sẻn giết 7 tên địch, thu 7 khẩu súng về cho quân ta trong trận đánh Vai Réo.


Ông Bạch Công Sẻn nâng niu tấm bằng Tổ quốc ghi công của người con trai thứ - liệt sỹ Bạch Văn Chung.

"Ghi lại những chi tiết này thực sự là điều cần thiết và cần làm ngay vì những người đồng đội của ông Sẻn như chúng tôi đây nếu còn sống, tuổi đã xấp xỉ 90, nhiều người không còn minh mẫn”- ông Giang Hồng Phúc một trong những đồng đội của ông Sẻn bày tỏ tâm tư với chúng tôi như vậy.

Theo lời giới thiệu của những người lính cựu Trung đoàn 12 Hòa Bình, chúng tôi tìm đến gặp ông Sẻn, hiện đang cư trú tại xóm 1, xã Sủ Ngòi- TP Hòa Bình. Trò chuyện với ông, chúng tôi chợt hiểu vì sao những người đồng đội lại mong muốn có người tìm đến ông với tình cảm chân thành, tha thiết đến vậy.

Ông Sẻn sinh ra, lớn lên ở vùng đất anh hùng- xã Nật Sơn, huyện Kim Bôi. Vốn là con cháu nhà lang nhưng được giác ngộ cách mạng khá sớm, ông Sẻn xung phong đi làm dân công rồi vào bộ đội lúc 16 tuổi (năm 1948). Trong cuộc sống và chiến đấu, ông được các đồng đội khen là người sáng dạ, mưu trí, dũng cảm. Chẳng vậy mà trong trận đánh ngày 24/2/1954 ở khu vực cầu Vai Réo thuộc xã Tiến Xuân- Lương Sơn (nay là huyện Thạch Thất - TP Hà Nội) trong lúc xông lên vật thằng "tây trắng” để cứu đồng đội, anh Ninh (đồng chí Bùi Văn Ninh, Trung đội phó Trung đội 2), ông đã "tỉa” được những 7 tên địch, mang 7 khẩu súng của địch về làm chiến lợi phẩm. Ngày đó - những năm kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu vũ khí, súng đạn nên cùng với giết giặc, việc thu chiến lợi phẩm để phục vụ cho quân ta là điều cần thiết.

Sau trận đánh đó, cả trung đội trở về nơi tập kết, anh Bùi Văn Bạn, Bí thư chi bộ đã trèo lên cây tuyên bố chiến công của bộ đội huyện Lương Sơn (Đại đội C121). Cũng ngay tại lúc này, đồng chí Bạn - với cương vị là Bí thư chi bộ đã tuyên bố kết nạp ông Sẻn vào Đảng Lao động Việt Nam (vì tinh thần dũng cảm chiến đấu và bảo vệ đồng đội). C121 báo cáo thành tích lên Trung đoàn 12, ngay sau đó, đồng chí Yên đã mời ông Sẻn lên Ban Chính trị Trung đoàn (ở xưởng cưa Hoóc Môn bấy giờ) để học Điều lệ Đảng, nhưng ông Sẻn xin hoãn kết nạp Đảng vì tự thấy trình độ văn hóa của mình còn thấp, việc tiếp thu Điều lệ Đảng còn hạn chế. Sau chiến công này, ông Sẻn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Mặc dù chưa được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng nhưng khi nhận Huân chương ông Sẻn đã hứa suốt đời trung thành với Đảng để mãi mãi xứng danh là bộ đội Cụ Hồ - việc này những người đồng đội của ông Sẻn còn nhớ.

Sau kháng chiến chống Pháp, ông Sẻn ở lại quân ngũ gần 10 năm, đến năm 1963 xin phục viên để lo chăm sóc gia đình (người vợ đau ốm, 3 đứa con thơ). Cũng trong năm ấy, biến cố lớn đã xảy ra với ông, người vợ tần tảo của ông qua đời. Trong tang lễ, người trong họ đã đốt một số di vật của người quá cố (theo phong tục) và "đốt nhầm” cả hồ sơ, giấy tờ của ông Sẻn, trong đó có tấm Huân chương Chiến công hạng ba mà ông mãi nâng niu. Bởi vậy, dẫu là người có công với cách mạng, trực tiếp cầm súng chiến đấu với giặc thù nay vẫn còn thương tích là vết sẹo trên trán và tật nặng tai vì tiếng nổ của đại bác, những chiến công được đồng đội ghi nhận… nhưng đến hôm nay, ông Sẻn không có hồ sơ để được hưởng chế độ.

Tiếp bước cha, 2 con trai của ông Sẻn lần lượt xung phong vào bội đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tham gia cuộc chiến tranh biên giới. Chiến tranh kết thúc, non sông thu về một mối chỉ 1 người con trở về với ông. Người con trai thứ Bạch Văn Chung mãi mãi nằm lại nơi chiến trường (phần mộ của liệt sỹ Bạch Văn Chung được đặt ở nghĩa trang Tây Ninh. Tuy nhiên vì cuộc sống khó khăn, gia đình chưa một lần đến viếng thăm).

"Mưu trí, dũng cảm và biết sống vì đại nghĩa nhưng cuộc đời của ông ấy lại quá gian truân”- những người đồng đội của ông Sẻn đã nói với nhau như vậy và đó là thực tế. Hiện tại, ông Sẻn và người con thứ 3 gần 60 tuổi (bị tàn tật từ khi lên 6 tuổi) đang sống với gia đình người con út ở xóm 1, xã Sủ Ngòi - TP Hòa Bình, một cuộc sống bình dị giữa đời thường. Bởi vậy, những người đồng đội xưa luôn muốn nhắc tới tên ông như sự tri ân sâu sắc đối với một người đã cống hiến hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc.

                                                                                              Lam Nguyệt

Các tin khác


Sa Pa – “Nơi gặp gỡ đất trời”

(HBĐT) - Vào những dịp hè, khi nền nhiệt cao bao phủ nhiều vùng trên cả nước thì khí hậu ở Sa pa (Lào Cai) vẫn mát mẻ lạ thường. Mang theo ước nguyên được thỏa sức thưởng ngoạn, khám phá miền đất xinh đẹp, tôi xách ba lô lên đường hòa vào dòng du khách lên Sa Pa – "nơi gặp gỡ đất trời”

Những chiến sĩ ngã xuống Tân Sơn Nhất năm 1968 - Họ là ai?

Trực tiếp tham gia trận đánh vào sây bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968, ông Vũ Chí Thành – nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên, tiểu đoàn 16 (phân khu 2) – cho biết có thể có hơn 1.000 người đã ngã xuống trong trận đánh này, bao gồm chiến sĩ của tiểu đoàn 16, tiểu đoàn 12 đặc công, tiểu đoàn 267, lực lượng biệt động thành và các lực lượng trợ chiến.

Ghi dấu những năm tháng chiến đấu trên đất nước Triệu Voi

(HBĐT) - Bác Nguyễn Văn Nhàn, nguyên trưởng Ban liên lạc quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chia sẻ: Mỗi hội viên, chiến sĩ từng chiến đấu trên đất nước Triệu Voi đều lưu trong lòng những ký ức đẹp về tình quân dân Việt - Lào anh em. Mỗi kỷ niệm đều nâng bước anh em hội viên có thêm động lực, phấn đấu đóng góp hơn nữa để củng cố thêm tình hữu nghị bền vững.

Nước mắt rơi trên đống của

(HBĐT) - Đang cấy lúa thì nhận được tin báo từ cậu con trai: toàn bộ số cá lồng trị giá hàng trăm triệu đồng của gia đình đã chết trắng. Chị Nguyễn Thị Mùi ở thôn Tân Thành xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) ngồi bệt xuống đất. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn trên khuôn mặt của người đàn bà khắc khổ...

Xung quanh vụ án 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại BVĐK tỉnh

(HBĐT) - Nguyên nhân và hành vi tội phạm của các bị can trong vụ án vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác xảy ra ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, nhất là 8 gia đình có người thân tử vong trong sự cố y khoa nghiêm trọng này. Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Cơ quan CSĐT CA tỉnh khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bác sỹ Hoàng Công Lương, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh phục vụ công tác điều tra. Để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án này.

Vì sao người dân xóm Rụt không cho Công ty THT tiếp tục hoạt động?


(HBĐT) - Dù cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành chức năng của tỉnh, huyện có công văn chỉ đạo. Thậm chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã trực tiếp đối thoại với người dân nhưng cho đến nay, người dân xóm Rụt (xã Tân Vinh - Lương Sơn) vẫn giữ nguyên quan điểm không đồng ý cho Công ty CP khai thác khoáng sản THT (sau đây gọi tắt là Công ty THT) hoạt động dù Công ty đã chủ động khắc phục sự cố về môi trường, thậm chí cắt giảm, chuyển đổi dây chuyền sản xuất, cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục