(HBĐT) - "Đất không còn bạc lạc/ Nước không còn bời lời…”, nhịp sống của cư dân dưới chân núi Cột Cờ đã trở nên sôi động. Cảm nhận ấy không chỉ của riêng tôi mà trong suy nghĩ những người đã ít nhiều gắn bó với đất và người Mường Bi - Tân Lạc.


Từ nhiều năm nay, huyện Tân Lạc khôi phục và duy trì lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm để giữ gìn bản sắc văn hóa và quảng bá tiềm năng du lịch.

 

Góp mặt trong hội nghị "Giới thiệu tiềm năng, quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại huyện Tân Lạc năm 2017”, ông Hà Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần 26/3 Hòa Bình chia sẻ rằng: Tân Lạc hôm nay đang là nơi "đất lành chim đậu”. Có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, tài nguyên dồi dào và có sự quan tâm thiết thực từ cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc khơi dậy tiềm năng thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Mong rằng các nhà đầu tư cùng nghiên cứu đưa các dự án về lấp đầy các khu đất trống, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH ở vùng đất hữu tình này.

Thật vậy, Tân Lạc là vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế như lời đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Văn Tinh gợi mở: Tân Lạc là huyện trung du miền núi, có diện tích tự nhiên 53,2 ha, địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích. Độ cao trung bình toàn huyện so với mực nước biển khoảng 300 - 400 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22, 9oC. Là huyện thuộc vùng cửa ngõ Tây Bắc (còn được biết đến với tên gọi ngã ba Đông Dương) nối vùng kinh tế các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và huyện Nho Quan (Ninh Bình) … tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lưu kinh tỏ, văn hóa với các tỉnh lân cận. Hơn thế, Tân Lạc (Mường BiM) là 1 trong 4 Mường lớn có nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Người Mường Tân Lạc còn giữ được nhiều nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Mường với sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp, đến nay, Tân Lạc là huyện có nhiều di tích văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia nhất trong toàn tỉnh. Có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo về văn hóa, sinh thái... Bởi vậy, trong định hướng của huyện, du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 26/7/2016 về "phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Một hướng đi mới đã được hình thành để tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Tân Lạc như: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái.

Cùng với tiềm năng về du lịch, huyện Tân Lạc còn có nhiều lợi thế về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10.963 ha, diện tích đất lâm nghiệp 35.518 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 163,15 ha.

Phát huy thế mạnh của địa phương, những năm gần đây, Tân Lạc đã tập trung sản xuất theo hướng phát triển nông sản hàng hóa với các sản phẩm chủ lực là cây có múi, mía tím, rau an toàn, dược liệu, gỗ rừng trồng, cá lồng, trâu, bò thịt, gà đồi...

Nhằm biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển, những năm qua, huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, theo đó đã có 21 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn 3.658 tỷ đồng gồm: Dự án Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, địa điểm tại xóm Liếm, xã Ngòi Hoa; Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Thung Lũng Mây, địa điểm tại các xóm: Cá, Biệng, Trung Hưng, Bắc Hưng, xã Quyết Chiến; Dự án May Hồ Gươm, chi nhánh Tân Lạc, tại xóm Lầm, xã Phong Phú với diện tích đất sử dụng 4,1 ha, sản xuất khoảng 2, 5 triệu sản phẩm quần áo/năm. Ngoài ra các dự án đầu tư khác như: Khai thác khoáng sản, dự án mở rộng trạm dừng nghỉ thị trấn Mường Khến, dự án đầu tư Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn và văn phòng tại khu 3, thị trấn Mường Khến đang hoàn thiện về hạ tầng để đi vào hoạt động.

Trong năm 2017, Tân Lạc tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn. Các nhà đầu tư tiến hành các bước khảo sát và đang thẩm định chủ trương đầu tư cho 5 dự án với tổng số vốn dự kiến 535 tỷ đồng gồm: Dự án Nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu; Dự án bản du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường; Dự án Khu du lịch sinh thái và tâm linh Thung Khe - Tân Lạc - Hòa Bình; Dự án Khu du lịch sinh thái V’Star - Ngòi Hoa; Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái tại xã Ngòi Hoa; Dự án bảo về rừng kết hợp nghỉ dưỡng tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc và huyện Mai Châu.

Với 80% diện tích tự nhiên là đồi núi vừa là lợi thế cũng là khó khăn, thách thức đối với một huyện phần lớn người dân sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, bằng ý thức tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, Tân Lạc đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách giành nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế có bước tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng từ 11,8% năm 2010 lên 13,57% năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người 34, 21 triệu đồng, gấp 3, 2 lần so với năm 2010. Đời sống của nhân dân có sự đổi thay vượt bậc. ánh bình minh đang tỏa sáng dưới chân núi Cột Cờ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cư dân vùng đất cổ Mường Bi.

Thúy Hằng

 

 


Các tin khác


Đón Tết ở xứ sở Kim Chi

(HBĐT) - Mùa xuân năm nay, do con còn nhỏ nên gia đình chị Nguyễn Thị Thảo Uyên không về quê hương Nha Trang, Khánh Hòa để đón Tết cùng người thân. Chị quyết định ở lại Seoul - Hàn Quốc để thêm một lần nữa ăn Tết truyền thống trên đất nước bạn.

Đồng Chum - mầm xanh hồi sinh

(HBĐT) - Tháng 10/2017, tỉnh ta hứng chịu thiệt nặng nề do áp thấp nhiệt đới gây ra, đặc biệt ở các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc. Trong đó, huyện Đà Bắc thiệt hại lớn cả về người và tài sản. Trở lại xã Đồng Chum (Đà Bắc) sau hơn 3 tháng nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, chúng tôi cảm nhận được mảnh đất vùng cao đang hồi sinh mạnh mẽ.

Tết Mậu Thân 1968 và ký ức không thể nào quên với người lính trận

50 năm đã trôi qua, những ký ức về Tết Mậu Thân 1968 vẫn hằn sâu trong tâm Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu.

Tổng tiến công mùa Xuân 1968: Ký ức về một thời “hoa lửa”

Đã 50 năm trôi qua nhưng những chiến công, trận đánh vang dội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều nhân chứng lịch sử về một thời "hoa lửa.”

“Thành phố hòa bình” ở miền đất thiêng

Đã từ rất lâu rồi, tỉnh Quảng Trị - nơi chịu nhiều đau thương, mất mát vì chiến tranh - đã ấp ủ việc xây dựng 1 thành phố - là biểu tượng của hòa bình trên nền móng miền đất thiêng Thành cổ Quảng Trị (thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Ghé thăm người trồng đào trước độ xuân về

Xuân Mậu Tuất đang đến thật gần trên từng góc làng, ngõ phố. Đây cũng là thời điểm, người dân trồng đào khắp nơi đang tất bật với các công việc chăm sóc, trông, chăm đào chuẩn bị đón xuân. Những cành đào như đang "trở mình” trước gió. Giá cả và các loại đào cũng vô chừng, vô kể, có cả những cây đào "danh bất, hư truyền” có giá lên tới vài trăm triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục