(HBĐT) - Cùng đoàn công tác số 2, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 2 Hải quân, chúng tôi đến Trạm radar 590. Trạm thuộc Trung đoàn 251, nằm trên đỉnh núi Thánh Giá, huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), ở độ cao khoảng 600 m so với mặt nước biển. Trên đỉnh cao lộng gió, những người lính hải quân ngày đêm không ngủ để thắp sáng đôi mắt thần canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.



Cán bộ, chiến sỹ Trạm radar 590 thực hiện quan sát vùng trời, biển, đảo được giao nhiệm vụ quản lý.

Đại úy Đồng Xuân Minh, Trạm trưởng Trạm radar 590 cho biết: "Công việc hàng ngày của những người lính trạm là quan sát các loại tàu bè, phương tiện máy bay tầm thấp di chuyển trên khu vực vùng biển trạm được giao nhiệm vụ quản lý, kịp thời phát hiện các mục tiêu, báo cáo cấp trên có phương án xử lý. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hướng gió biển đổi liên tục, nhất là khi sương mù, biển động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, khả năng quan sát. Cán bộ, chiến sỹ phải linh hoạt, sáng tạo và có nhiều sáng kiến dựa vào kinh nghiệm của bản thân để khắc phục những khó khăn. Đồng thời, không ngừng nâng cao nghiệp vụ, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Anh em trên trạm thường xuyên tự học hỏi, nghiên cứu bổ sung kiến thức phục vụ công tác chiến đấu. Tích cực rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục - thể thao, tăng gia sản xuất”.

Gặp gỡ, trò chuyện với đại úy chuyên nghiệp Trần Thanh Tùng quê ở tỉnh Nam Định, anh là người có thâm niên công tác gần 30 năm tại đơn vị, luôn gương mẫu, nhiệt huyết, tận tụy với công việc và thường xuyên giúp đỡ anh em trong đơn vị. Năm 1996, anh Tùng nhập ngũ, được cấp trên phân công làm nhiệm vụ tại Trạm radar 590. Quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại trạm, tình yêu với màu áo trắng tượng trưng cho mây trời ngày càng được vun đắp. Vì thế, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh theo học tại Trường Cao đẳng kỹ thuật Hải Quân (TP Hồ Chí Minh) và may mắn được trở lại đơn vị công tác. Năm 2004, anh Tùng lập gia đình, đưa vợ con ra sinh sống, làm việc tại huyện Côn Đảo.

Phấn khởi trò chuyện với chúng tôi sau khi hoàn thành ca trực, đại úy Tùng cho biết: "Công tác tại Trạm radar 590 khi còn ở tuổi đôi mươi, nhiều lúc cũng cảm thấy rất nhớ quê, nhớ người thân. Tuy nhiên, do yêu cầu của nhiệm vụ, bản thân tôi luôn nỗ lực hoàn thành công việc được giao, tuyệt đối không lơ là mất cảnh giác, không bỏ sót mục tiêu. Cán bộ, chiến sỹ luôn duy trì nghiêm ngặt chế độ trực canh quan sát bằng hệ thống máy móc và quan sát mắt thường. Ngoài ra, là một trong những người lâu năm công tác tại đơn vị, tôi và các đồng đội thường xuyên động viên, trò chuyện với những chiến sỹ mới nhận nhiệm vụ để tương trợ, giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống hàng ngày. Qua đó tăng tình đoàn kết, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc”.

Ghi nhận những nỗ lực của cán bộ, chiến sỹ Trạm radar 590, thượng tá Trương Công Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 251 khẳng định: "Trong những năm qua, Trạm radar 590 luôn tăng cường hoạt động quan sát, phát hiện mục tiêu trên biển, không để nhầm lẫn, sót lọt mục tiêu và kịp thời báo cáo về sở chỉ huy các cấp. Duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đưa ra các phán đoán chuẩn xác giúp chủ động bảo vệ tuyệt đối an toàn không phận, hải phận chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Mong các đồng chí luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, xứng đáng là những đôi mắt sáng, kiên cường, bản lĩnh, canh giữ an toàn vùng biển của đất nước”.


Đức Anh


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục