(HBĐT) - Đảo Đá Tây được mệnh danh là "thành phố” của những đảo chìm trên quần đảo Trường Sa. Đảo có âu tàu rộng mênh mông, là nơi tránh trú bão an toàn trong những chuyến ra khơi của ngư dân suốt dọc vùng duyên hải từ Thanh Hóa đến cực Nam của Tổ quốc. Đặc biệt, trên đảo còn có một điểm để mua sắm mà ngư dân vẫn ví von là "siêu thị” giữa trùng khơi.


Trong "siêu thị" ở đảo Đá Tây A có đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến ra khơi của ngư dân.

Đá Tây là cụm đảo chìm, gồm 3 điểm đảo là: Đá Tây A, Đá Tây B và Đá Tây C. Khi con tàu Kiểm ngư KN-491 cách cụm đảo chừng vài hải lý, 3 điểm đảo hiện lên sừng sững trước mặt. Không hổ danh là "thành phố” của những đảo chìm, đảo Đá Tây tấp nập tàu thuyền qua lại, cơ sở hạ tầng trên đảo cũng ngày một khang trang hơn. Ghé thăm điểm đảo Đá Tây A, ấn tượng đầu tiên là một âu tàu rộng lớn, được xây dựng vững chắc, đủ để hơn 200 tàu thuyền của ngư dân có thể tránh trú bão an toàn. Đặt chân lên đảo, chúng tôi bất ngờ khi được nghe cán bộ, chiến sỹ giới thiệu về nơi có thể mua nước giải khát, nước ngọt có gas hay những món quà lưu niệm ở ngay trên đảo Đá Tây A.

"Siêu thị” là cái tên mỹ miều mà cán bộ, chiến sỹ và ngư dân đặt cho Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ khai thác hải sản biển Đông – Bộ NN&PTNT). Trung tâm có nhiệm vụ công ích trên vùng biển Trường Sa và Nhà giàn DK1. Cung ứng cho ngư dân nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bằng giá niêm yết tại đất liền. Đồng thời, cung cấp nước ngọt, thuốc men miễn phí, hỗ trợ sửa chữa tàu thuyền, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho ngư dân vào tránh trú bão. "Siêu thị” ở nơi đầu sóng, ngọn gió không quá rộng lớn, các kệ hàng được bày ngăn nắp như các siêu thị mi ni ở trong đất liền. Mặt hàng phổ biến gồm các loại nước giải khát có gas, mắm, muối, mì chính, dầu ăn và những chiếc áo cờ đỏ, sao vàng.

Tại "siêu thị”, chúng tôi gặp, trò chuyện với 2 cán bộ trẻ của trung tâm. Đó là các anh Phan Viết Tuyết và Nguyễn Đình Doãn. Với nhiệm vụ là thợ máy của trung tâm, những lúc không phải sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân, hai chàng trai lại là những nhân viên bán hàng tại "siêu thị”. Anh Doãn là cán bộ trẻ nhất của Trung tâm, quê ở Nghệ An chia sẻ: ra công tác tại đảo Đá Tây A, điều tôi cảm thấy tự hào nhất là tình cảm quân dân ở nơi đảo xa đầy nắng, gió này. Ngoài giờ làm việc, chúng tôi lại ra cầu tàu gặp gỡ trò chuyện với ngư dân. Với anh Tuyết quê ở Quảng Ngãi, ra công tác tại trung tâm từ năm 2017, những ngày đầu ở nơi đầu sóng, ngọn gió rất nhớ nhà. Thế nhưng, với tình cảm của cán bộ, chiến sỹ và anh em công tác trên đảo, đặc biệt là được gặp gỡ ngư dân, giúp đỡ họ trong chuyến xa khơi khi gặp sự cố, các anh cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của công việc mình đang đảm nhiệm, nỗi nhớ nhà được thay bằng niềm vinh dự, sự tự hào. "Trung tâm cung cấp nước ngọt miễn phí và sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân nên giúp bà con có những chuyến đi biển dài ngày hơn. Đồng thời, sản xuất, bán đá lạnh để ngư dân ướp cá, giúp họ bảo quản tôm, cá tốt hơn, nâng cao giá trị chuyến đi biển. Những ngày giông bão, bà con vào tránh trú, trung tâm hỗ trợ chỗ ăn, ngủ. Tuy mỗi người một nhiệm vụ, một công việc nhưng chúng tôi cảm thấy tự hào khi được công tác ở quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc” - anh Tuyết chia sẻ.

Trung tá Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân chia sẻ: Trong năm qua, các điểm đảo Đá Tây đã chủ trì, phối hợp với Trạm Biên phòng, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá khám, chữa bệnh cho hàng trăm ngư dân, cấp cứu các ngư dân bị ngộ độc, gặp tai nạn trong quá trình đánh bắt hải sản. Đồng thời, hỗ trợ lương thực, thực phẩm như gạo, mì tôm, đá lạnh, tư vấn sửa chữa và sửa chữa miễn phí tàu, thuyền cho ngư dân.

Rời đảo Đá Tây A, quà của đảo gửi về đất liền là tình cảm ấm áp, những cái ôm bịn rịn. Và chiếc áo mang màu cờ Tổ quốc với dòng chữ màu vàng đậm "Đảo Đá Tây - Trường Sa” là món quà kỷ niệm quý giá mà chúng tôi đã mua được ở "siêu thị” ngay trên "thành phố” của những đảo chìm.

Viết Đào


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục