(HBĐT) - Xác định "xã hội hóa công tác khuyến học” là yêu cầu cấp thiết nhằm làm chuyển biến nhận thức của xã hội trong việc cộng đồng trách nhiệm khuyến khích, hỗ trợ các em nhỏ đang theo học tại cơ sở giáo dục. Trong khi đó, Yên Thủy là huyện còn khó khăn về kinh tế, học sinh thuộc đối tượng nghèo vượt khó, học sinh khuyến tật vươn lên rất cần được sự chung tay của toàn xã hội. Để có nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, Hội Khuyến học (HKH) huyện Yên Thủy đã có những sáng kiến, đột phá đưa sự nghiệp khuyến học có những khởi sắc đó là phong trào khuyến học "3 đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên) đang được nhân rộng đã góp phần chắp cánh ước mơ tới trường cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.



Đồng chí Bí thư Huyện ủy Yên Thủy Bùi Văn Trường trao 2 suất đỡ đầu cho học sinh trường THPT Yên Thủy A.

"3 đỡ đầu” từ trong gia đình

Từ năm 2004 đến nay, gia đình ông Bùi Đức Miên, xóm Nghia, xã Lạc Sỹ nhận đỡ đầu, đưa 3 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dòng họ về cùng chung sống, cho ăn học, nuôi dưỡng như con cái trong nhà, nhờ đó, 3 em được học hết  THPT. Trong đó, em Bùi Thị Nhơn đã trở thành giáo viên mầm non. Chia sẻ về quyết định nhân ái của mình, ông Miên bộc bạch: Là con người ai cũng có một tấm lòng nhân ái, yêu thương, chia sẻ, đùm bọc mọi người. Tôi chỉ hành động theo suy nghĩ của mình. 

Không chỉ nhận đỡ đầu các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình ông Miên cũng là gia đình hiếu học, các con của ông đều đã học hết THPT, có việc làm ổn định, nổi bật người con trai út là Bùi Văn Thiêm có bằng thạc sĩ, là người duy nhất hiện có bằng cấp cao nhất xã. Trên mảnh đất vùng 135 này, ngoài gia đình ông Miên, gia đình anh Bùi Văn Chung cũng trực tiếp nhận nuôi 1 em từ lớp 3 - 8, khi gia đình em kinh tế khá lên mới xin em về nuôi dạy tiếp.

Ông Miên, anh Chung là những tấm gương thắp sáng lên phong trào "3 đỡ đầu” của HKH huyện. Nói về phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học, đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: "Cấp ủy, chính quyền coi cuộc vận động xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học là phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc nên đã khuyến khích, tạo mọi điều kiện về tinh thần, vật chất để phong trào phát triển mạnh. Trong năm qua, xã có hàng trăm lượt hộ được công nhận gia đình học tập. 100% dòng họ học tập, chi hội khuyến học xóm có góc khuyến học tại nhà văn hóa xóm, 5/5 xóm duy trì tiếng trống khuyến học, 2 cơ quan nhận đỡ đầu học sinh”.

Những năm qua, phong trào "3 đỡ đầu” ở xã Lạc Sỹ có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp hiệu quả vào duy trì ổn định quy mô trường lớp, nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho xã Lạc Sỹ nói riêng và xã hội nói chung, tạo điều kiện giúp các em hoàn thành ước mơ của mình.

Đến nhân rộng ra toàn xã hội 

Thực hiện phong trào "3 đỡ đầu" của huyện, bên cạnh các cá nhân phải kể đến các đơn vị, nhà hảo tâm đã có những đóng góp không nhỏ cho phong trào, tiêu biểu là Cơ sở cai nghiện tự nguyện Tiêu Vĩnh Ngọc, trụ sở tại Phố Sấu, xã Lạc Thịnh. Là nơi điều trị, chăm sóc cắt cơn nghiện cho những người lầm lỡ vướng vào "nàng tiên nâu". Hưởng ứng phong trào khuyến học khuyến tài của huyện, từ năm 2009 - 2014, mỗi năm cơ sở đỡ đầu 20 cháu, mỗi cháu được hỗ trợ 200 nghìn đồng/tháng. Riêng 2 năm (2015 - 2016) mỗi năm đỡ đầu 10 cháu, mỗi cháu 300 nghìn đồng/tháng. Trong 6 năm, cơ sở Tiêu Vĩnh Ngọc đã đỡ đầu 140 lượt học sinh, với tổng số tiền gần 300 triệu đồng. Trong số đó sâu sắc nhất là em Bùi Văn Huynh bị liệt cả 2 chân, bạn phải cõng đi học nhưng được cơ sở động viên, khích lệ, hỗ trợ nên Huynh đã tốt nghiệp THPT, hiện làm việc tại Hà Nội, có thu nhập ổn định. "Những tấm lòng thơm thảo, những việc làm thiện nguyện đối với phong trào khuyến học đã nâng đỡ những tâm hồn bé nhỏ vươn lên vì ngày mai lập nghiệp, mà còn động viên cả những người làm công tác khuyến học chúng tôi" - ông Tạ Đức Bằng, Phó chủ tịch HKH huyện chia sẻ. Năm 2017, Huyện uỷ Yên Thuỷ đã ra thông báo: Chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó để các cháu có điều kiện vươn lên học tập tốt. 

Theo đó, HKH huyện đã tham mưu Chủ tịch UBND huyện gửi thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận đỡ đầu  học sinh nghèo vượt khó. Đặc biệt, Huyện uỷ đã chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn lồng ghép nội dung khuyến học vào đề cương báo cáo tại Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2017 - 2020 để chỉ đạo các chi bộ trực thuộc thực hiện. Năm đầu tiên thực hiện (2017), quỹ Khuyến học cấp huyện đạt 150 triệu đồng; 100% công chức cấp xã, cấp huyện, nhà trường, doanh nghiệp, đơn vị tham gia phong trào "3 đỡ đầu”. Ngay trong lễ khai giảng năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 86 học sinh được nhận đỡ đầu, 236 em được nhận học bổng. Trong đó, đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện mỗi đồng chí trao tặng 10 suất quà đỡ đầu, trị giá 500 nghìn đồng/ suất/học sinh.

Chương trình "3 đỡ đầu" của HKH huyện được triển khai theo hình thức học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật được chính quyền địa phương phối hợp cùng các nhà trường bình xét, lựa chọn. Trên cơ sở đó, HKH huyện lấy số tiền ủng hộ, đóng góp của cá nhân, nhà hảo tâm, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để phân bổ cho cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu, tặng học bổng và trao quà cho các em dịp khai giảng năm học mới. Mỗi suất đỡ đầu là 1 triệu đồng/em/năm học đến khi học hết cấp học. Suất học bổng 500 nghìn đồng/em/năm học, quà tặng 200 nghìn đồng/em/năm học đến khi các em học hết cấp đang học. Khi chuyển cấp, các em tiếp tục được bình xét, nếu vẫn thuộc diện được đỡ đầu, nhận học bổng, tặng quà, HKH huyện tiếp tục đồng hành cùng các em đến khi tốt nghiệp THPT. Trong 5 năm, huyện đã quyên góp được 1.945 suất đỡ đầu và học bổng, trị giá hơn 5,2 tỷ đồng. 

Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ: "Với những hoạt động thiết thực, phong trào "3 đỡ đầu” trên địa bàn huyện đã, đang lan tỏa rộng rãi, từ đó "tiếp lửa” cho học sinh nghèo, khuyết tật, học sinh giỏi không ngừng phấn đấu, nỗ lực vươn lên, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của xã hội do HKH làm nòng cốt vận động. Phong trào cũng là cơ sở, tạo thêm nguồn lực để HKH huyện tiếp tục khẳng định, giữ vững vị thế, vai trò trong công tác khuyến học, khuyến tài thời gian tới”.

Xuân Thiên 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

 Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ


(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh


 Bài 1- Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục