Người dân chuyển cư lên sinh sống tại xã Đoàn Kết (Đà Bắc) được hỗ trợ sản xuất.
Bước sang tuổi 88 nhưng ông Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Huyện ủy Đà Bắc giai đoạn 1982 - 1986 vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và nhớ rõ những tháng ngày đặc biệt ấy, ông chia sẻ với chúng tôi: Đà Bắc là trung tâm của cuộc chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà, bởi đại bộ phận dân cư của huyện sinh sống chủ yếu dọc theo sông Đà. Hầu hết các điểm dân cư đều nằm ở dưới cos 16 m. Người dân chuyển cư trên tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc” nên việc chuyển dân, Nhà nước hầu như không phải bồi thường giải phóng mặt bằng mà chỉ là hỗ trợ một phần rất nhỏ. Công tác vận động người dân tháo dỡ, di chuyển nhà đến nơi ở mới đã là việc khó, nhưng vận động người dân di chuyển mồ mả cha ông lại khó hơn gấp bội, do đồng bào dân tộc có tập quán đào sâu, chôn chặt. Do vậy, việc chỉ đạo thực hiện di chuyển mồ mả cũng được chỉ đạo quyết liệt trên tinh thần "chưa di chuyển hết mồ mả thì chưa hoàn thành nghị quyết chỉ đạo chuyển cư phục vụ việc lấp sông của Tỉnh uỷ”, quyết tâm không được để ngôi mộ nào nằm lại dưới lòng sông. Khi hoàn thành công tác di chuyển mồ mả lên trên cos 120 m cũng được coi là một cuộc cách mạng về tín ngưỡng, tâm linh trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác di chuyển dân ở Đà Bắc nói riêng và nhân dân các dân tộc chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà ở Hoà Bình nói chung.
Năm 1982 là thời kỳ gấp rút chuyển dân để phục vụ kế hoạch lấp sông đợt 1 năm 1983. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc tổ chức thực hiện công tác giải phóng lòng hồ sông Đà trong mùa khô năm 1982 - 1983 phải làm dứt điểm việc chuyển dân từ cos 16 - 18 m lên cos 25 m. Khối lượng di chuyển của các huyện trong tỉnh vào khoảng trên 2.000 hộ dân thì huyện Đà Bắc chiếm tới hơn 1/2. Cùng với đó là hàng nghìn mồ mả cha ông, nhà cửa, vườn tược, chuồng trại của các hộ gia đình.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vô cùng khó khăn này, lãnh đạo huyện đã băng rừng, vượt suối đến với đồng bào để gặp gỡ, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và kế hoạch xây dựng thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. Chính nhờ sự chỉ đạo sâu sát, đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn huyện khi ấy, nên khi Huyện ủy Đà Bắc phát động chiến dịch "40 ngày đêm vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, tốc độ chuyển dân của huyện Đà Bắc được đẩy lên rất cao. Đồng thời, để tổ chức di chuyển dân đạt kết quả tốt, Đảng bộ, chính quyền huyện huy động cán bộ, đảng viên cùng đồng bào tháo dỡ nhà cửa, khuân vác, vận chuyển vén lên độ cao quy định và di chuyển về nơi ở mới. Nhờ vậy, việc chuyển dân của huyện đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Nhân dân tự nguyện tham gia hàng nghìn ngày công để dọn dẹp lòng hồ, xây dựng nhà cửa định cư. Tổng diện tích đất huyện hiến cho xây dựng công trình là 5.500 ha/12.934 ha đất hiến tặng xây dựng công trình thuỷ điện Hòa Bình của toàn tỉnh.
Dương Liễu
(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.