(HBĐT) - Từng nắm lá thuốc chữa sốt rét, quả trứng gà cho đến bát cháo nấu vội được các bà mẹ Lào băng rừng, lội suối mang đến tận lều lán của bộ đội Việt Nam đóng quân giữa rừng. Rồi điệu múa lăm vông suốt đêm mừng chiến thắng… Những tình cảm, ký ức đẹp đó theo thời gian vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi người lính Việt Nam về những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Lào. Với tinh thần "giúp bạn chính là giúp mình”, hơn 3.000 thanh niên tỉnh Hòa Bình đã lên đường tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào hoặc làm cố vấn quân sự, chuyên gia về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên nước bạn.


Cựu chiến binh Trịnh Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh trân trọng lưu giữ những kỷ niệm về thời gian tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào.

Ngày 30/10/1949, các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào chính thức mang tên Quân tình nguyện. Cũng từ đó, hình ảnh người chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quốc tế trong sáng, giúp bạn vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và thời kỳ đầu xây dựng, phát triển đất nước.

Trong căn nhà nhỏ thuộc tổ 12, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), ông Trịnh Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh xúc động kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào. Ông chia sẻ: Bác Hồ đã dạy "giúp bạn chính là giúp mình”, chiến trường Lào như chiến trường Việt Nam, giải phóng được nước bạn Lào như giải phóng chính đất nước mình nên không quản ngại khó khăn, xa xôi, thanh niên Việt Nam đã hăng hái lên đường giúp bạn. Bản thân tôi đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào từ năm 1965 -1972. Với nhiệm vụ tham gia mở đường phục vụ bộ binh hành quân chiến đấu, rà phá gỡ bom mìn và trực tiếp tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Luông Pha Băng… Chiến đấu tại nước bạn, chúng tôi đối diện với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng vì tinh thần quyết tâm chiến đấu và sự che chở của bà con đất nước Lào, mọi hiểm nguy, khó khăn chúng tôi đều đã vượt qua.

Các ông bố, bà mẹ Lào rất yêu thương, quý trọng Quân tình nguyệnViệt Nam và coi như những đứa conruột thịt của mình. Quân tình nguyệnViệt Nam khi sang chiến đấu giúp bạn luôn thể hiện tinh thần kính trọng người già, yêu quý trẻ em, đứng đắn với phụ nữ, khiêm tốn, giản dị, lễ phép, ham học hỏi. Tuy bất đồng ngôn ngữ và nhiều khi sự giao tiếp chỉ là cử chỉ, ra hiệu bằng tay nhưng không vì thế mà tạo nên khoảng cách giữa Quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Lào.

Ông Thắng xúc động kể lại: Một trong những điều đáng sợ nhất đối với Quân tình nguyện Việt Nam khi chiến đấu tại Lào là những cơn sốt rét. Nhiều khi hành quân giữa đường, có chiến sỹ bị sốt rét phải vào xin nghỉ tạm ở nhà dân, bà con đã nhường chăn, nhường đệm, nấu cháo bón từng thìa cho bộ đội. Nhiều bài thuốc dân gian chữa sốt rét của các ông bố, bà mẹ Lão đã cứu sống bộ đội Việt Nam. Mùa mưa rừng, khi lương thực tiếp viện chưa kịp chuyển đến, bà con Lào đã san sẻ từng bát gạo, củ sắn, lên rừng đào củ mài cho bộ đội Việt Nam để cầm cự qua ngày, có sức chiến đấu. Cùng vượt qua những khó khăn đó, tình cảm giữa bộ đội Việt Nam và nhân dân Lào càng vì thế thêm đoàn kết, gắn bó keo sơn.

Trong những năm tháng gian khó mà oai hùng đó, nhiều thanh niên Việt Nam đã ngã xuống trên đất bạn Lào vì sự độc lập, giải phóng của nước bạn. Máu các anh đã nhuộm thắm thêm tình đoàn kết, sắt son Việt - Lào. Trong những năm tháng hoạt động trên đất nước Lào và ở mọi lĩnh vực công tác, Quân tình nguyện Việt Nam luôn chủ động đề ra các giải pháp tích cực, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” giúp bạn trên mọi phương diện, không chỉ trong chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, mà còn thực sự trở thành đội quân công tác, làm công tác dân vận giỏi, cùng với quân đội và Nhân dân các bộ tộc Lào phát triển căn cứ địa cách mạng, gây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân, từng bước giải phóng đất nước.

Dương Liễu


Các tin khác


Chuyển động Mường Bi: Bài 2 - Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.

Chuyển động Mường Bi: Bài 1 - Điểm sáng nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội

(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc đã và đang đổi mới tư duy, cách làm, triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ chính trị và có những sản phẩm cụ thể, mở ra cơ hội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xây dựng Tân Lạc trở thành huyện phát triển trung bình của tỉnh, đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Về làng Sen, nhớ Bác...

(HBĐT) - "Vô xứ Nghệ, thăm làng Sen quê Bác nhé!” - Theo lời hẹn của cô bạn đồng nghiệp, tôi tìm về xứ Nghệ để thăm làng Sen quê Bác. Nơi đây có lũy tre xanh rì rào, có mái nhà tranh lá mía đơn sơ, hàng râm bụt mơn mởn dẫn lối và hương hoa sen tỏa thơm ngát, hòa quyện trong nắng gió miền Trung. Nơi đây thấm đượm những câu chuyện về Bác nên ai cũng thấy bồi hồi…

Những mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn ở xã Định Cư

(HBĐT) - Thời buổi "tấc đất tấc vàng”, nhà nào cũng muốn lấn ra thêm một chút để cái sân rộng hơn, mảnh vườn được thêm luống rau. Và khi cổng, tường bao đã được xây dựng kiên cố thì việc giải tỏa, mở rộng đường làng ngõ xóm sẽ rất khó khăn.

Mường Hịch ngày mới

(HBĐT) - Xã Mai Hịch (Mai Châu) trước kia gọi là Mường Hịch, bốn bề rừng rậm, đường gập ghềnh sỏi đá, cuộc sống khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, Mường Hịch đã có nhiều khởi sắc. Giờ đây, đường bê tông chạy dọc các xóm, nhà văn hóa khang trang, điện lưới, mạng internet đến từng hộ.

Ký ức không quên của người cựu chiến binh xứ Mường

(HBĐT) - Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp đặc biệt ý nghĩa đối với ông Đinh Công Trạch - cựu chiến binh sinh ra tại đất Mường. Hơn 10 năm trong quân ngũ, ông Trạch đã trải qua nhiều chiến dịch, tham gia nhiều trận chiến, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục