(HBĐT) - Chính thức vào nghề báo tháng 3/2006 với tôi là cái duyên trong đời. Bởi đầu tiên, tôi không học trường báo chí, mà là cử nhân ngoại ngữ. Chính vì vậy, những ngày đầu, tôi khá bỡ ngỡ với nhiệm vụ phóng viên và được phân công về phòng Tuyên truyền Kinh tế. Được sự giúp đỡ của các anh, chị đồng nghiệp và bản thân ý thức phải tự nỗ lực học hỏi, rèn luyện, tôi dần quen với việc đi cơ sở, viết tin, bài.


Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử phỏng vấn ngài Dato Amarjit Singh Gill, Phó Chủ tịch Liên đoàn xe đạp châu Á tại SEA Games 31 tổ chức ở Hòa Bình. Nội dung clip được thực hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Tháng 12/2006, Báo Hòa Bình tạo dấu ấn đặc biệt trong chặng đường phát triển khi thành lập Trang thông tin điện tử, đánh dấu sự bắt nhịp với xu thế phát triển tất yếu của báo chí. Phòng Báo Hòa Bình điện tử cũng được thành lập và tôi được điều động sang làm phóng viên phòng mới. Những ngày đầu, phòng chỉ có 3 cán bộ, Trưởng phòng là đồng chí Nguyễn Hoàng Thư (sau này là Phó Tổng Biên tập, Giám đốc Sở TT&TT, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi) và tôi, cùng đồng chí Lê Thị Nhung, cán bộ chế bản chuyển sang. Sau đó, phòng được bổ sung thêm 2 kỹ thuật viên, phóng viên.

Từ chỗ chỉ quen làm công việc báo in, sang làm các nhiệm vụ mới như nhập tin, bài, ảnh trong tỉnh, trong nước, quốc tế lên CMS báo điện tử và làm các clip, chương trình phỏng vấn ghi hình, đọc lời bình… với âm thanh, hình ảnh động là những thử thách mới với tôi. Cùng với viết tin, bài, chụp ảnh, tôi phải tập luyện giọng, ngữ âm, ngữ điệu cho phù hợp với từng bản tin, clip, rồi tư duy viết lời bình cho phóng sự truyền hình điện tử ra sao, tác nghiệp tại cơ sở thế nào... Nhớ thời kỳ đầu cơ sở vật chất thiếu, muốn đọc bản tin phải đóng cửa phòng làm việc và đọc qua mic của máy quay; không ít lần, đồng nghiệp không biết gõ cửa vào phòng và phải dừng, đọc lại.

Báo Hòa Bình là một trong những cơ quan báo Đảng địa phương đầu tiên ở khu vực phía Bắc có Trang thông tin điện tử; kinh nghiệm ít nên hầu như phải tự mày mò và học hỏi thêm số ít báo bạn đã thành lập, cũng như đồng nghiệp lĩnh vực truyền hình. Làm phóng viên báo điện tử phải đa năng, vừa viết tin, bài, chụp ảnh, vừa nhập tác phẩm lên CMS và thực hiện các clip, bản tin. Với phương châm nhanh nhạy, chính xác, báo điện tử không có khái niệm giờ hành chính, cập nhật bất cứ lúc nào khi có sự kiện. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Biên tập và sự cố gắng của tập thể phòng, công việc dần vào "guồng”. Các sự kiện lớn của tỉnh được thực hiện trực tuyến, nhanh nhạy, hấp dẫn. Trang thông tin điện tử Báo Hòa Bình được độc giả đón nhận, lượng truy cập thuộc top khá trong khối báo Đảng địa phương.

Sau gần 6 năm gắn bó với báo điện tử, năm 2012, tôi được luân chuyển về phòng Xây dựng Đảng - Nội chính và được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng năm 2014, sau đó được điều động sang phòng Văn hóa - Xã hội. Để hiểu sâu về nghề và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năm 2015 tôi theo học thạc sỹ báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2017 tốt nghiệp.

Năm 2018, cơ duyên tôi được luân chuyển trở về phòng Báo Hòa Bình điện tử. Công việc lúc này đúng là "duyên”, khi đó Báo điện tử có phiên bản tiếng Anh, tiếng Mường. Tiếng Anh đúng chuyên môn ban đầu tôi được đào tạo; tiếng Mường, tôi là người dân tộc Mường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thường xuyên sử dụng tiếng Mường. Các công việc đặc thù báo điện tử tôi từng làm. Song, để đáp ứng yêu cầu phát triển báo điện tử trong thời Công nghệ 4.0, tôi phải tìm hiểu nhiều. Tập thể phòng đã có thể thực hiện truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn chỉ với những thiết bị khá đơn giản. Các vấn đề xã hội quan tâm, chúng tôi tổ chức chương trình tọa đàm, mặc dù phòng thu diện tích và thiết bị cũng khiêm tốn. Các chương trình phát thanh Internet, đọc báo in trên báo điện tử, chúng tôi tiếp cận và đảm nhiệm. Tuy nhiên, với đặc thù báo điện tử khá vất vả về thời gian với cán bộ nữ, nhất là khi nhập phòng Báo điện tử với phòng Thư ký tòa soạn thành phòng Tòa soạn - Điện tử, tôi là Phó Trưởng phòng được giao phụ trách báo điện tử. Khi có những sự kiện lớn, báo điện tử làm trực tuyến, trực tiếp và thực hiện nhanh các clip thì việc làm tối, đêm, đến rạng sáng là chuyện bình thường.

Với lực lượng khá mỏng, 6 người bộ phận báo điện tử và công việc nhiều, bản thân tôi phải đa năng, vừa tham gia quản lý phòng, vừa trực tiếp làm công việc như phóng viên, kỹ thuật viên, biên tập viên, phát thanh viên và đảm nhiệm vận hành liên tục phiên bản tiếng Anh, tiếng Mường. Công việc luôn bận rộn nhưng tôi luôn tâm niệm thực hiện nhiệm vụ được giao với trách nhiệm cao nhất. Để bắt nhịp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, báo điện tử đã tiếp cận thực hiện các tác phẩm Megastory, E-magazine, Longform và mới đây, tôi được giao tham mưu, triển khai ứng dụng công cụ Shorthand của đối tác Úc trong sáng tạo tác phẩm báo điện tử.

Trong môi trường truyền thông mới đầy cạnh tranh, khó khăn, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đa dạng của công chúng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tôi và bộ phận báo điện tử xác định cần cố gắng nhiều hơn để có thể tham mưu và thực hiện được những nhiệm vụ nâng tầm cho báo; đưa thông tin nhanh, kịp thời, chính xác; ứng dụng công nghệ, sản xuất các thể loại, sản phẩm báo chí hiện đại, hấp dẫn.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Chuyện phóng viên tác nghiệp trong tâm dịch

(HBĐT) - Giữa năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại tỉnh ta, dịch đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Là những người "chép sử của thời đại”, hàng chục phóng viên trên địa bàn tỉnh lao vào những điểm nóng, dấn thân tác nghiệp giữa lằn ranh của sự sống và cái chết.

Những kỷ niệm với nghề báo

(HBĐT) - Không gì nhanh bằng thời gian, mới đó cũng đã gần 6 năm tôi gắn bó với nghề báo và làm việc tại một cơ quan báo Đảng tỉnh. Khoảng thời gian tuy chưa dài nhưng cũng cho tôi nhiều trải nghiệm trong nghề với những kỷ niệm khó quên, là động lực để tôi cố gắng hoàn thiện hơn mỗi ngày, từ trau dồi thêm kiến thức đến bản lĩnh người làm báo cần rèn giũa. Để mỗi khi nhớ lại những ngày đầu làm báo, tôi lại thấy thêm yêu nghề hơn, bởi nhiệt huyết tuổi trẻ và lòng yêu nghề giúp tôi ngày một trưởng thành.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 3 - Chi bộ "lớn” phải là chi bộ mạnh

(HBĐT) -  Chi bộ đông đảng viên (ĐV) có nhiều thuận lợi trong việc triển khai công việc, phát động các phong trào thi đua để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng tại đơn vị, khu dân cư. Tuy nhiên, với những khó khăn phát sinh và mô hình hoạt động tự phát mỗi nơi một kiểu như hiện nay đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng cấp ủy nói chung, đặc biệt là cấp ủy những chi bộ đông ĐV nói riêng cũng như vấn đề chế độ, chính sách cho đội ngũ cấp ủy, tổ trưởng tổ Đảng (TTTĐ) rất cần được quan tâm thỏa đáng. Tất cả để hướng đến mục tiêu chi bộ lớn phải là chi bộ mạnh, là những cánh chim đầu đàn trong công tác xây dựng Đảng.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 2 - Nhiều khó khăn phát sinh đối với chi bộ đông đảng viên

(HBĐT) - Hoà Bình là tỉnh miền núi, dân cư sống thưa thớt, sau sáp nhập xóm, tổ dân phố, nhiều xóm, khu dân cư mới có diện tích rộng, đảng viên (ĐV) đông lại sống rải rác gây không ít khó khăn trong công tác quản lý ĐV. Ngoài ra, vì ĐV quá đông, cơ sở vật chất các nhà văn hóa khu dân cư chật hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vấn đề xếp loại chất lượng sinh hoạt và đánh giá, xếp loại chi bộ hàng năm ở những chi bộ đông ĐV cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Mô hình hoạt động nào phù hợp đối với chi bộ đông đảng viên?: Bài 1 - Chi bộ đông đảng viên - mỗi chi bộ một mô hình vận hành

(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố và sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, số chi bộ đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận giảm khá nhiều. Tuy nhiên, số lượng đảng viên (ĐV) tại các chi bộ mới sáp nhập, kiện toàn lại tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 3, hình thành các chi bộ có số ĐV rất đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, tính đến ngày 15/7/2022, toàn tỉnh có 3.181 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận. Trong đó, 138 chi bộ có từ 50 - 100 ĐV (136 chi bộ khu dân cư, 2 chi bộ ở đơn vị sự nghiệp). Đặc biệt, có 3 chi bộ khu dân cư có trên 100 ĐV. Công tác vận hành, tổ chức sinh hoạt chi bộ, triển khai công việc ở các chi bộ có số ĐV đông đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm. 

Bài 5 - Gìn giữ, phát huy những "báu vật" của cha ông

(HBĐT) - Trong kho tàng di sản văn hoá (DSVH) dân tộc Mường, nếu mo Mường được xem là một sáng tạo vĩ đại thì chiêng Mường chính là báu vật của người Mường. Chiêng Mường cùng với sáo ôi, đàn nhị, trống da trâu... đã tạo nên âm nhạc Mường với những nét độc đáo, uyển chuyển và duyên dáng. Ngày nay, nghệ thuật chiêng Mường và âm nhạc dân tộc Mường được bảo tồn, phát huy tạo nên những giá trị tinh thần nhân văn cao đẹp trong cộng đồng người Mường, đồng thời làm phong phú, đa dạng thêm cho nền âm nhạc dân gian Việt Nam. Thành tựu đó có được trước hết là nhờ những nghệ nhân xứ Mường đã dành cả cuộc đời gìn giữ, phát huy những "báu vật” của ông cha để lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục