(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được chia tách để tái lập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Toàn bộ di vật bảo tàng và hồ sơ di tích của tỉnh nào được bàn giao về tỉnh đó. Tỉnh Hòa Bình lúc đó được bàn giao hơn 3.000 hiện vật bảo tàng và 1 bộ hồ sơ di tích khảo cổ, nhưng không phải là di tích khảo cổ của nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB).


Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á đào thám sát tại hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) năm 2022.

Tài liệu các cuộc khai quật các di chỉ thuộc VHHB của Viện Khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử       Việt Nam, Đoàn Địa chất 203, Bảo tàng Nhân học… nghiên cứu về VHHB tại tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình nhận được rất ít tài liệu. 

Thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc nghiên cứu về VHHB trên địa bàn tỉnh rất hạn chế. Nguyên nhân khách quan là do sự xụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đã ảnh hưởng rất lớn đến khoa học khảo cổ của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam và pháp luật còn nhiều hạn chế; chủ quan là trình độ cán bộ làm công tác khảo cổ ở nước ta nói chung chưa theo kịp với xu thế, tiếp biến mới của khoa học. Đó là nguyên nhân thiếu vắng các cuộc khai quật, thám sát, nghiên cứu về VHHB của các nhà khảo cổ.

Trong năm 1997, có một sự kiện đặc biệt của khảo cổ học nước ta xảy ra tại Hòa Bình, một người dân tại xã Cao Răm cũ, nay là xã Cao Sơn (Lương Sơn) vô tình phát hiện một hộp sọ của đười ươi đã hóa thạch. Sau đó, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành điều tra tìm kiếm những thứ còn lại của di cốt đười ươi. Đoàn đã phát hiện 2 di cốt đười ươi mẹ và con khá hoàn chỉnh. Đây là một phát hiện có giá trị đặc biệt làm thay đổi nhận thức của khoa học thế giới về quá trình tồn tại, tuyệt chủng của loài đười ươi ở Đông Nam Á lục địa. Phát hiện này được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới để ý, nghiên cứu, đây cũng là một cơ hội tốt cho khảo cổ học trong nước và tỉnh Hòa Bình kết hợp nghiên cứu về VHHB đang còn nhiều mảnh ghép thiếu chưa tìm thấy lời giải.

Sau phát hiện 2 bộ di cốt đười ươi, các nhà khảo cổ học Việt Nam tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị khoa học tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Nhiều nhà khoa học nêu ý kiến cần có cuộc điều tra quy mô hơn xung quanh khu vực phát hiện ra xác 2 cá thể đười ươi.

Trong năm 1998, Bảo tàng tỉnh phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia quốc tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… tiến hành hai cuộc khảo sát khu vực xã Cao Răm cũ. Đoàn đã tiến hành đào thám sát hang Chổ, thu được hàng nghìn hiện vật đá thuộc nền VHHB và các giai đoạn văn hóa thời trước, sau của nền văn hóa này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hang Chổ là di tích khảo cổ học có giá trị cao trong công tác nghiên cứu, các hiện vật đá có đầy đủ đặc trưng của VHHB, vùng Cao Răm là vùng đất cổ có môi trường, sinh thái rất phù hợp cho người nguyên thủy cách đây hàng vạn năm tồn tại thời gian khá dài.

Những năm tiếp theo, Viện Khảo cổ học    Việt Nam có thêm vài lần lên nghiên cứu về VHHB, thường là phối hợp với các chuyên gia nước ngoài đào thám sát một số địa điểm hang đười ươi, hang Muối, hang Ma - thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), hang Chổ, hang xóm Trại để lấy mẫu là chủ yếu, không có cuộc khai quật quy mô nào, từ năm 2005 đến nay hầu như vắng bóng các nhà khảo cổ đến với Hòa Bình. 

Những nỗ lực của tỉnh nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình

Những năm đầu thế kỷ XXI, việc nghiên cứu VHHB ở tỉnh chủ yếu là sự phối hợp. Vì nghiên cứu khảo cổ học VHHB là khoa học rất phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu khảo cổ học phải được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm cọ xát thực tế, có kiến thức khoa học sâu, rộng… Những yêu cầu trên, cán bộ bảo tàng một tỉnh miền núi như Hòa Bình rất khó. 

Năm 2004, cùng với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á, Bảo tàng tỉnh có cuộc    khảo sát, điền dã khá sâu khu vực xã Đú Sáng (Kim Bôi). Đào thám sát mái đá Đú Sáng, di vật phát hiện rất nhiều, đặc biệt còn phát hiện một mộ táng khá hoàn chỉnh, cuộc điều tra thu được khá nhiều những hiện vật đá thuộc giai đoạn VHHB phong phú, đa dạng, điền dã rộng ra khu vực xung quanh mái đá Đú Sáng, đoàn còn phát hiện các ngôi mộ thời Lý, Trần. 

Năm 2008, Bảo tàng tỉnh tiếp tục phối hợp Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á   hợp tác tu bổ tôn tạo di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn) làm xuất lộ tầng văn hóa lên đến 6 - 7 m, với vô vàn nhuyễn thể (ốc núi, ốc dài (ốc chổ), xương động vật nhỏ, xương, răng động vật lớn và hàng vạn viên đá cuội có hoặc chưa có vết sử dụng từ công cụ thô sơ đến công cụ mài toàn thân). Đặc biệt nhất trong đợt vệ sinh, tu bổ di tích lần này đã làm xuất lộ con đường đi cổ của người nguyên thủy in hằn vết mòn trên từng viên đá phía cửa hang. Niên đại dấu vết trên lên đến 22.000 năm cách ngày nay, làm thay đổi nhận thức về niên đại VHHB trên đất Hòa Bình chủ yếu nằm ở giai đoạn trên dưới 10.000 năm cách ngày nay.

Năm 2009, lần đầu tiên Bảo tàng tỉnh chủ động đào thám sát khảo cổ học và mở rộng điều tra khảo sát tại khu vực núi Khụ Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Kết quả điền dã đào thám sát thu được hàng trăm hiện vật có dấu vết sử dụng của người nguyên thủy cách đây hàng vạn năm.

Năm 2013, để có thêm tư liệu thiết lập hồ sơ di tích quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Niệm, xã Phú Thành (Lạc Thủy), Bảo tàng tỉnh đã tiến hành đào thám sát hang núi Niệm, địa điểm nằm trong quần thể di tích. Kết quả thám sát đã tìm thấy hàng trăm hiện vật các loại.

Để chuẩn bị cho kỷ niệm 90 năm (1932 - 2022) ngày nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani khai sinh ra nền VHHB. Năm 2022, một lần nữa Bảo tàng tỉnh phối hợp Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á tiến hành những nghiên cứu về VHHB. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác của hai đơn vị có thám sát nhiều địa điểm thuộc huyện Lạc Sơn, đào thám sát 2 địa điểm hang xóm Trại, mái đá làng Vành. Những kết quả nghiên cứu chưa được công bố, song chắc chắn sẽ có những phát hiện mới đặc biệt quan trọng về văn hóa, tâm linh của người nguyên thủy cách chúng ta ngày nay cả vạn năm.

Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, cơ quan chuyên môn của tỉnh rất nỗ lực trong nghiên cứu về nền văn hóa khảo cổ học đặc biệt này. Tuy nhiên, đây là một khoa học rất khó, đòi hỏi trình độ cán bộ, đầu tư vật chất lớn nên việc nghiên cứu VHHB tại tỉnh vẫn còn lẻ tẻ, nhiều mảng ghép còn khuyết, rất cần có một chiến lược đầu tư toàn diện để tiếp tục nghiên cứu về nền văn hóa này.

Lê Quốc Khánh
(Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh)

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 2 - Thực hiện nghiêm các khâu trong công tác cán bộ

(HBĐT) - Công tác cán bộ (CTCB) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; quan điểm, đường lối của Đảng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của nhiệm vụ then chốt, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các khâu trong CTCB và đạt  kết quả tích cực.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 1: Sản phẩm cụ thể thực hiện nhiệm vụ chính trị

(HBĐT) - Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án. 

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 3 - Nhận diện tội phạm tham nhũng, tiêu cực

 (HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục