(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch đang được tỉnh cũng như huyện Lương Sơn tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến tới đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ phát huy được vai trò, vị trí để thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.


>> Bài 1 - Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng



Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cùng lãnh đạo các sở, ngành và huyện Lương Sơn kiểm tra tiến độ dự án khu công nghiệp Nhuận Trạch.

Dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp

Dự án KCN Nhuận Trạch được triển khai theo Quyết định số 256/QĐ-TTg, ngày 22/2/2022 của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Nhuận Trạch, tỉnh Hòa Bình. Quy mô dự án là 200 ha; được bổ sung 13,68 ha để đạt quy mô 213,68 ha trong trường hợp 13,68 ha được cấp có thẩm quyền bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất KCN của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030. Theo lãnh đạo huyện Lương Sơn, trong kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật KCN Nhuận Trạch sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại với các công trình: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy, khu xử lý nước thải, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, an ninh, môi trường và cây xanh…, được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không ô nhiễm môi trường.

Trước đó, UBND tỉnh thực hiện rà soát quy mô diện tích của dự án 200 ha theo Nghị quyết số 96/NQ-CP, ngày 26/7/2018 của Chính phủ. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh và các cơ quan có liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án bồi thường, GPMB theo quy định. Đồng thời, thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống cho người lao động làm việc trong KCN, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, giảm tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình Lưu Quốc Khánh cho biết: Sau khi hoàn thành hạ tầng, KCN chủ yếu thu hút các nhà máy công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế trong tương lai, như gia công cơ khí; sợi, dệt, nhuộm, may mặc; điện, điện tử; dược phẩm; chế biến lương thực, thực phẩm; gia công, chế biến gỗ; in bao bì…

Kỳ vọng khai thác lợi thế

Vị trí của KCN Nhuận Trạch được cho là khá thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, cũng như tiếp giáp với nhiều tiện ích phục vụ sản xuất, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao. Trên thực tế, KCN Nhuận Trạch có lợi thế gần QL 1A và QL 5, gần sân bay Nội Bài và trung tâm Hà Nội. Cùng với đó là gần mạng lưới các tuyến xe đi Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa… Vị trí này rất thuận lợi cho ngành logistics và giao lưu thương mại. Nhờ đó giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển. Trong khu vực còn có Hà Nội với hệ thống đào tạo các cấp phát triển, là nơi thu hút nguồn lao động toàn miền Bắc và miền Trung về học tập, làm việc. Chính vì thế sẽ đáp ứng tốt nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của nhà đầu tư.

Mặt khác, KCN Nhuận Trạch gần với văn phòng Hải quan, giúp giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Các ngân hàng thương mại cách đó không xa cũng thuận tiện cho hoạt động giao dịch. Hệ thống bưu điện, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ truyền thông đa dịch vụ, như truyền dữ liệu, điện thoại, internet KCN và video hội nghị… Đặc biệt, KCN Nhuận Trạch gần khu dân cư, đảm bảo nhu cầu về chỗ ở và sinh hoạt cho đội ngũ công nhân làm việc trong KCN.

Ngoài ra, hệ thống y tế trong khu vực khá phát triển. Hệ thống trường học từ mầm non đến THPT trải đều trên địa bàn huyện, con em người lao động đi học thuận lợi và được hưởng chất lượng giáo dục tốt...

Được biết, thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những quy định thông thoáng trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới được ban hành đã tạo cú huých cho các hoạt động đầu tư phát triển mạnh. Trên cả nước số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập và số các dự án đầu tư mới được cấp phép không ngừng gia tăng sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực. Thay vì đầu tư tản mạn như trước đây thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lại thích lựa chọn các KCN làm địa điểm đặt nhà máy.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai các giải pháp chính sách, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN, xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các KCN, trong đó có KCN Nhuận Trạnh là một trong những dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh… Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà những năm tới.

Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục