(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, xây dựng phương án giải quyết các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực yếu kém. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo sự chuyển biến, đột phá trong thực thi công vụ.





Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Yên Thủy hiện đạt 65%. Ảnh: Công nhân Công ty CP S Life được đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu công việc.

Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Lạc Sỹ là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Trước đây, trình độ cán bộ chưa đồng đều là một trở ngại cho xã. Nhưng hiện nay, Lạc Sỹ đã vươn lên, là một trong những địa phương có chất lượng cán bộ cơ sở đứng đầu huyện. Đồng chí Bùi Văn Quynh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã có 19 cán bộ, công chức, trong đó, 2 đồng chí trình độ thạc sĩ, 16 đồng chí trình độ đại học, 1 đồng chí trình độ trung cấp. Về lý luận chính trị (LLCT), 16 đồng chí trình độ trung cấp, 3 đồng chí trình độ sơ cấp. Thời gian qua, xã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Khi chất lượng chuyên môn và LLCT của đội ngũ cán bộ được hoàn thiện, chất lượng công việc, vấn đề thực thi công vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Thuộc vùng đặc biệt khó khăn nhưng xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu về đích năm 2024.

Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở là vấn đề huyện Yên Thủy hết sức quan tâm trong nửa nhiệm kỳ qua. Trên cơ sở thực hiện chương trình đột phá nguồn nhân lực, hàng năm, huyện mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp các lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ công việc với trên 2.000 lượt CB, CC, VC tham gia. Chất lượng đội ngũ CB, CC, VC từ cấp huyện đến cấp xã không ngừng được nâng cao, trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn đều tăng qua các năm. Công chức huyện có 81 người, trình độ thạc sĩ chiếm 31%, đại học 65%; viên chức cấp huyện 86 người, trình độ thạc sĩ chiếm 8%, đại học chiếm 83%. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã 227 đồng chí. Về trình độ chuyên môn, 12 đồng chí trình độ thạc sĩ, 200 đồng chí trình độ đại học; về LLCT, 5 đồng chí trình độ cao cấp, cử nhân, 170 đồng chí trình độ trung cấp. Hàng năm, căn cứ nhu cầu của đội ngũ cán bộ và yêu cầu công việc, huyện xây dựng kế hoạch, chọn cử, tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT. 

Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục trên địa bàn cũng cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Toàn huyện có 1.275 cán bộ quản lý, giáo viên; trong đó: 1 đồng chí trình độ thạc sĩ, 1.183 đồng chí trình độ đại học; 136 đồng chí trình độ trung cấp LLCT. 

Trên cơ sở biên chế được giao, các cơ quan, đơn vị phân công nhiệm vụ cho CB, CC, VC và người lao động phụ trách các lĩnh vực, công việc theo vị trí việc làm. Các cơ quan chuyên môn đã tham mưu cho cấp thẩm quyền sắp xếp, luân chuyển, điều động công chức, viên chức giữa các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo số biên chế cần thiết; tạo điều kiện cho CB, CC, VC học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện tiêu chuẩn theo từng chức danh đảm nhận. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp, trao đổi trong việc bố trí, sử dụng biên chế gắn với tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo phân cấp quản lý. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm báo cáo kết quả sử dụng biên chế về tỉnh theo phân cấp quản lý biên chế. Giai đoạn 2020 - 2022, huyện tinh giản được 17 đồng chí; dự kiến tinh giản đến ngày 31/12/2026 là 83 đồng chí. Huyện cũng đã triển khai phương án sắp xếp, bố trí đối với CB, CC, VC chưa đảm bảo vị trí việc làm; điều động, luân chuyển trên cơ sở phù hợp tình hình thực tế; cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu. Việc bố trí, sắp xếp cơ bản đáp ứng vị trí việc làm, cán bộ phát huy được năng lực, sở trường; hàng năm, đa số cán bộ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đầu tháng 6, chúng tôi có dịp tham gia khảo sát chất lượng lao động tại Công ty CP S Life. Anh Đinh Quang Đoàn, Giám đốc công ty cho biết: Công ty có 366 cán bộ, công nhân và người lao động. Trong đó, trình độ văn hóa 12/12 là 286 đồng chí; 9/12 có 80 đồng chí; đại học có 33 đồng chí, cao đẳng 11 đồng chí, trung cấp 10 đồng chí. Lao động khi được tuyển dụng vào công ty sẽ được đào tạo nghề nên năng lực, tay nghề của người lao động ngày càng nâng lên, có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học - công nghệ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. 100% lao động đều đáp ứng yêu cầu công việc. 

Nửa nhiệm kỳ vừa qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện quan tâm, có nhiều giải pháp triển khai hiệu quả. Huyện tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2020 - 2025. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết. Năm 2020 đạt 54%, năm 2021 đạt 56%, năm 2022 đạt 65% (vượt 8,1% chỉ tiêu nghị quyết). Uớc thực hiện năm 2023, số lao động qua đào tạo đạt 66,5%, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%, đạt chỉ tiêu nghị quyết. 

Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, huyện chủ trương tập trung vào các lĩnh vực quản lý và tổ chức, phát triển công nghệ sản xuất, công nghệ cao. Đối với lĩnh vực sản xuất, ưu tiên phát triển nhân lực trong ngành nông nghiệp và du lịch để thực hiện các khâu đột phá về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và du lịch. Tích cực triển khai phân luồng giáo dục, gắn với đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với xu hướng của thị trường và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo cán bộ, công chức. Phân bổ, sử dụng hợp lý ngân sách Nhà nước dành cho phát triển nhân lực. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, Huyện ủy, UBND huyện xây dựng kế hoạch, cử CB, CC, VC đi đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, nhằm cập nhật kịp thời kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền hành chính hiện đại. 

(Còn nữa)

Dương Liễu


Các tin khác


Người duyên nợ với Hòa Bình

(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 3 - Quyết liệt chỉ đạo chuẩn bị quỹ đất sạch thu hút đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển hạ tầng công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 2 - Gỡ "nút thắt”, tạo đà cho xuất khẩu nông sản

(HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 1- Nỗ lực để có được "visa” ra thế giới

 
(HBĐT) - Nhiều năm qua, nông nghiệp luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển và đã chứng minh vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho việc đưa nông sản thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lần lượt "xuất ngoại”.
 

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 2 - Kỳ vọng “về đích” đúng hẹn

(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Song, TPHB quyết tâm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đã đề ra, "về đích” đúng hẹn.

Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục