(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết trong chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm, hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện ở cơ sở. 


Những năm qua, Công ty TNHH Nissin Việt Nam tại khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) được hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi về thuế và đào tạo lao động để yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết là thời kỳ đặc biệt khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 2 năm 2021, 2022 và những tháng đầu năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra, dự báo nhiều chỉ tiêu nhiệm kỳ khó đạt. Để có động lực cho tăng trưởng trong thời gian tới và hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, đòi hỏi tỉnh có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nhằm tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) phục hồi, bứt phá.

Còn đó những rào cản

Mặc dù đã có tín hiệu phục hồi, song hoạt động của DN trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong 2 năm gần đây đã có 960 DN ngừng hoạt động kinh doanh hoặc chờ giải thể. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do tác động của dịch Covid-19, tình hình chiến sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, DN không có đơn hàng thì vẫn còn nhiều bất cập từ chính các điều kiện kinh doanh, cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục đầu tư phức tạp... trở thành rào cản DN phát triển. 

Ông Hà Văn Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh chia sẻ: Qua thực tế giải quyết thủ tục hành chính, nhiều DN đã đề nghị tỉnh có giải pháp công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư; tạo điều kiện để các DN tiếp cận được cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm đẩy nhanh giải quyết thủ tục đầu tư, giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. 

Điều này cũng được phản ánh qua báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 về chỉ số thành phần hỗ trợ DN. Theo đó, chỉ số chính sách hỗ trợ DN năm 2022 của tỉnh đạt 5,73 điểm, giảm 0,89 điểm so với năm 2021, xếp thứ 39 (giảm 3 bậc so với năm trước) và là chỉ tiêu giảm điểm, giảm thứ hạng lớn nhất trong 10 chỉ số thành phần. Có 19% DN đánh giá chất lượng cung cấp thông tin liên quan đến các FTA đáp ứng nhu cầu của DN, xếp thứ 58; 7% DN cho rằng có biết đến các chương trình hỗ trợ DN tận dụng cơ hội của các FTAs, xếp thứ 60; 0% DN đánh giá việc thực hiện thủ tục để hưởng hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ DN tận dụng cơ hội từ các FTAs là thuận lợi, xếp thứ 55. Tỉnh ta cũng xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố về thủ tục để được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng NSNN về khởi sự kinh doanh và quản trị DN dễ thực hiện; xếp thứ 53 về tỷ lệ nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số DN; xếp thứ 63 về thủ tục miễn, giảm chi phí đào tạo nghề cho người lao động. 

Không chỉ vướng mắc trong thủ tục đầu tư, nhiều DN gặp khó khi tiến độ giải phóng mặt bằng, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Công ty TNHH Remak Hoà Bình thuộc khu công nghiệp Bình Phú (TP Hòa Bình) cho biết: DN chuyên gia công kết cấu thép đã được Quyết định chủ trương đầu tư lần đầu từ tháng 7/2018 và điều chỉnh lần 1 vào tháng 10/2022. Hiện nay đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và giao đất cho DN. Tuy nhiên, hạ tầng chưa có, chưa có đường vào khu đất dự án nên DN chưa thể tiến hành thi công xây dựng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án. 

Tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP tối thiểu trên 11,23%; GRDP bình quân đầu người tăng 14,55 triệu đồng/ năm; thu NSNN tăng 1.357,5 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên 18%/năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp và khó khăn, để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh xác định tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ 4 đột phá chiến lược của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&ĐT cho biết: Đối với đột phá chiến lược thứ 2 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, Sở đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo ứng dụng mạnh mẽ CNTT, đơn giản hoá, công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ số về chi phí thời gian, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức; triển khai thực hiện hiệu quả bộ chỉ số DDCI để đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện, sở, ngành trên góc độ điều hành tạo môi trường thuận lợi cho các DN nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, cải thiện căn bản, thực chất môi trường kinh doanh.
 
Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&ĐT, trong thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi, hỗ trợ hình thành và phát triển DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và DN khoa học - công nghệ. Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư các lĩnh vực ưu tiên, tập trung thu hút nhà đầu tư chiến lược. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các dự án. Sở tham mưu UBND tỉnh tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về thực hiện phát triển  KT-XH; rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không triển khai, có dấu hiệu giữa đất để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào tỉnh.


 Đinh Hòa


Các tin khác


Mo Mường - SOS!: Bài 3 - Để mo Mường trường tồn với thời gian

(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, tỉnh khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể (PVT) mo Mường ghi danh tại danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ VH-TT&DL hoàn thiện các thủ tục đệ trình UNESCO, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị mo Mường. 

Mo Mường - SOS!: Bài 2 - Cứu áng mo Mường

 (HBĐT) - Bước vào độ tuổi 80, Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Đào, xã Sào Báy (Kim Bôi) không còn nhớ hết những bài mo ông bà truyền lại, khi thực hành một số nghi lễ mo cũng đã bị quên, lẫn ít nhiều. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về mo Mường, người nghệ nhân già trải lòng: "Với hơn 50 năm thực hành mo, tôi đã từng chứng kiến nốt thăng và cả những nốt trầm của di sản văn hóa (DSVH) mo Mường. Không đau đáu nỗi niềm sao được khi mà chẳng mấy năm nữa, lớp thầy mo già lần lượt về Mường ma mang theo cả những áng mo. Hậu thế liệu có giữ lại được mo khi mà lâu nay mo thường chỉ lưu truyền bằng truyền khẩu?!".

Mo Mường - SOS!: Bài 1 - Đừng để "hồn thiêng” trở thành ký ức

(HBĐT) - Không chỉ là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc, mo còn được xem là "hồn thiêng” gắn liền với sức mạnh tinh thần và giữ cho nguyên khí của dân tộc mãi trường tồn, hưng thịnh. Quý giá, linh thiêng nhường vậy nhưng sự phát triển của mo Mường đang "rơi” vào một đoạn trầm đáng tiếc, bởi trong cộng đồng người Mường hiện nay không còn mấy ai am hiểu tường tận về mo và giá trị của Mo... Chính vì lẽ đó, các tỉnh có dân tộc Mường sinh sống đang cùng nhau hiện thực hóa quyết tâm đưa mo Mường đệ trình UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa (DSVH) thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Chuyện ở xóm người Dao du canh du cư

(HBĐT) - Ngày trước người Dao sống du canh du cư nay đây mai đó dọc theo sông Đà. Năm 1966, những hộ dân đầu tiên chuyển về Thung Dao Bắc tìm đất địch cư. 28 hộ ban đầu là những người Dao ở xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi), một số hộ ở xóm Rãnh - xã Toàn Sơn, xóm Mạ, Mít - xã Tú Lý (Đà Bắc), xóm Tiến Lâm - xã Bắc Phong (Cao Phong), xóm Khuôi - phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Những điểm nhấn chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Bài 2 - Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với dịch vụ y tế tốt hơn

(HBĐT) - Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khám, chữa bệnh (KCB) trong tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tuyến tỉnh thiếu thiết bị y tế hiện đại; tuyến huyện thiếu thiết bị y tế hỗ trợ; các trạm y tế thiếu thiết bị cơ bản; đội ngũ y, bác sỹ thiếu nhiều… Để từng bước tháo gỡ khó khăn những vấn đề này, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 21/6/2023 về nâng cao chất lượng, năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Những điểm nhấn chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Bài 1 - Bước tiến trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe

(HBĐT) - Hiện nay, Sở Y tế có 19 đơn vị trực thuộc, gồm 9 đơn vị tuyến tỉnh và 10 đơn vị tuyến huyện. Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ngành Y tế đã tạo dấu ấn trong thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) các dân tộc trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục