(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, tỉnh khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể (PVT) mo Mường ghi danh tại danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ VH-TT&DL hoàn thiện các thủ tục đệ trình UNESCO, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị mo Mường. 


>> Bài 1 - Đừng để "hồn thiêng” trở thành ký ức


Sở VH-TT&DL tổ chức kiểm kê di sản mo ở xã Xuân Thuỷ (Kim Bôi).

Chung tay bảo vệ mo Mường

Chia sẻ về việc bảo vệ DSVH mo Mường trên địa bàn TP Hà Nội, đồng chí Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý DSVH (Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội) cho biết: Trong những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, đề án nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mường. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ mo Mường trước nguy cơ mai một còn ít, hầu như đều do cộng đồng và các chủ thể văn hóa bảo vệ, gìn giữ. TP Hà Nội sẽ chung tay cùng với các tỉnh xây dựng hồ sơ mo Mường đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH PVT mo Mường, tạo sức lan tỏa của mo Mường, thành phố đã, đang triển khai những giải pháp cụ thể như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng người thực hành mo Mường. Chú trọng truyền dạy, bảo tồn nhằm tăng cường sức sống cho di sản, khuyến khích mỗi cộng đồng người Mường đào tạo các thế hệ kế cận thực hành di sản mo Mường. Thực hiện tư liệu hóa di sản mo Mường; tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân thực hành mo Mường. Việc này nhằm động viên, khuyến khích các nghệ nhân đã nỗ lực gìn giữ, bảo vệ di sản; kết nối DSVH PVT với du lịch. Tổ chức kết nối, giao lưu, xây dựng mạng lưới mo Mường trên toàn quốc nhằm thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH PVT mo Mường…

Là người trực tiếp thực hành nghi lễ di sản, nghệ nhân mo Mường tỉnh Thanh Hóa Bùi Hồng Nhi chia sẻ: Mo trong đời sống xưa và nay là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường, không có gì thay thế được mo trong nghi lễ tang ma của người Mường. Thực trạng những áng mo dần bị giản lược; nghệ nhân mo giảm, việc bảo vệ khẩn cấp DSVH mo Mường là hết sức thiết thực. Chúng tôi rất mong Viện Âm nhạc, Bộ VH-TT&DL và các tỉnh, thành phố sớm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận mo Mường là DSVH PVT của nhân loại. Đối với các ông mo sẽ tích cực tuyên truyền, quảng bá, truyền dạy cho thế hệ kế cận, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị tốt đẹp của những áng mo Mường trong cuộc sống.

Mục đích chính khi UNESCO ghi danh một di sản là kêu gọi cộng đồng và nhà nước cùng bảo vệ. Trong bối cảnh rất nhiều yếu tốtác động, thậm chí hủy hoại khiến nhiều di sản không thể khôi phục được. Việc UNESCO duy trì danh mục và ghi danh nhằm nỗ lực bảo vệ các di sản trên toàn thế giới, giúp di sản được bảo vệ tốt hơn. Với DSVH PVT, thay vì ưu tiên khai thác di sản, điều cần quan tâm là hỗ trợ cộng đồng để bảo vệ di sản, phát huy chức năng của di sản đối với cộng đồng. Phải bảo vệ tầm nhìn, giá trị, bản sắc cũng như đảm bảo sự kế thừa, truyền dạy, hỗ trợ nghệ nhân về dụng cụ thực hành di sản. Tuy nhiên, dù ghi danh là quốc tế hay quốc gia thì di sản vẫn mãi thuộc về cộng đồng tại địa phương, vùng miền đó. Vì hàng trăm năm qua, UNESCO chưa ghi danh thì cộng đồng đã sáng tạo, gìn giữ các di sản, vì vậy phải làm cho cộng đồng thấy được họ vẫn giữ vai trò chính. Cùng với công tác bảo tồn, việc phát triển kinh tế, du lịch là cần thiết theo nguyên tắc phát triển bền vững.

Còn khoảng 4 tháng cho hồ sơ mo Mường

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thiện hồ sơ DSVH PVT mo Mường trình Hội đồng DSVH quốc gia. Thống kê do Sở VH-TT&DL tỉnh cung cấp, đến thời điểm này, hồ sơ mo Mường đã làm được các phần việc: Xuất bản sách kỷ yếu khoa học quốc tế thành sách giới thiệu di sản; hội thảo quốc tế mo Mường; tìm được người viết kịch bản nội dung phim tư liệu khoa học 60 phút. Các phần việc đang triển khai trong bước viết hồ sơ khoa học và kịch bản các nội dung phim gồm: xây dựng lý lịch DSVH PVT theo mẫu của UNESCO; làm báo cáo kiểm kê di sản; xây dựng bản cam kết. Phần việc dựng phim tư liệu 60 phút, 10 phút trong hồ sơ khoa học mo Mường đang được gấp rút thực hiện. Đối với nội dung thẩm định hồ sơ, dịch và xây dựng bộ ảnh, sách minh họa hồ sơ, cơ quan chức năng đang thực hiện xây dựng album ảnh (ghi chú, tác giả, thời gian chụp… song ngữ Việt - Anh). Các phần việc xuất bản sách kiểm kê, dịch hồ sơ sang tiếng Anh và thẩm định hồ sơ tiếng Anh, nghiệm thu cấp cơ sở chưa triển khai thực hiện.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục DSVH (Bộ VH-TT&DL) cho biết: Hồ sơ DSVH PVT mo Mường liên quan đến nhiều đơn vị và nhiều bước trong tiến trình theo quy định. Viện Âm nhạc cần chung tay, phối hợp các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đắk Lắk, TP Hà Nội đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng, hoàn thiện các bước trong tiến trình lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh vào danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình: Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 15 nghệ nhân ưu tú là nghệ nhân mo Mường. Đảm bảo 100% người có công bảo tồn, gìn giữ và truyền dạy mo Mường được tôn vinh, hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định. Hoàn thành xây dựng khu không gian bảo tồn DSVH mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc; phấn đấu 70% trường THPT được phổ biến về những giá trị tốt đẹp của DSVH mo Mường; có từ 5 câu lạc bộ mo Mường trở lên ở các huyện được thành lập và hoạt động hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2025, nhưng đến nay tỉnh đã thành lập và hoạt động hiệu quả 5 câu lạc bộ mo Mường tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Kim Bôi. Tỉnh cũng có nhiều nỗ lực và đã hoàn thiện các phần việc của mình trong bộ hồ sơ quốc gia mo Mường...


Thầy mo Bùi Văn Bàng, xã Dũng Phong trình diễn tại buổi giao lưu các câu lạc bộ mo Mường do huyện Cao Phong tổ chức. 

TS.Phạm Minh Hương, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết: Hiện tại, Viện Âm nhạc đang thực hiện những sản phẩm hậu kỳ như dựng phim, xây dựng bản đồ điện tử, hoàn thiện cuốn sách kiểm kê di sản mo Mường và tập hồ sơ cam kết của cộng đồng Mường, cá nhân các ông mo, viết báo cáo cho hồ sơ mo Mường... Các công việc đang tiến dần đến giai đoạn hoàn thiện để có thể đảm bảo tiến độ trình Hội đồng DSVH quốc gia phê duyệt vào cuối năm nay. Điểm khó khăn, vướng mắc hiện là các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết chi phí tài chính bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến việc tổ chức điều hành các hoạt động trong kế hoạch xây dựng hồ sơ giai đoạn này. Theo TS.Phạm Minh Hương, nếu di sản mo Mường được UNESCO ghi danh vào danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản mo Mường như: Giúp cho việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc gìn giữ, bảo vệ vốn di sản quý giá của dân tộc mình; giúp cho di sản mo Mường được bảo tồn, phát huy một cách hệ thống, bền vững ở các địa phương thông qua việc triển khai kế hoạch bảo vệ di sản đã được Việt Nam cam kết trong hồ sơ đệ trình.

Như vậy, khi mo Mường được công nhận là DSVH PVT của nhân loại không những được luật pháp của Nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện, mà còn theo quy định chung cho DSVH thế giới buộc cả cộng đồng phải nghiêm chỉnh chấp hành trong việc bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản. Từ đó, mo Mường sẽ giữ được sức sống, trường tồn với thời gian.


Thu Trang - Bùi Minh - Hương Lan


Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục