(HBĐT) - Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn hiện hữu trong trái tim mỗi người dân Hòa Bình. Niềm tưởng nhớ ấy lại càng thêm bồi hồi trong những ngày thu tháng Tám.   




Ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc Trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) kể lại những kỷ niệm đẹp về 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ cho thế hệ trẻ. 

Lập bàn thờ, treo ảnh Bác Hồ và dâng hương hoa trong các dịp lễ, Tết đã trở thành nét văn hóa trong đời sống nhiều người dân Hòa Bình. Đặc biệt, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9, bàn thờ Bác được người dân trang hoàng, khói hương thành kính thể hiện niềm tưởng nhớ công ơn Người.

Hơn 30 năm nay, gia đình bà Bàn Thị Sinh, xã Tân Minh (Đà Bắc) đã lập bàn thờ Bác. Vào các dịp lễ, Tết, gia đình bà lại dâng hương, hoa tưởng nhớ Người. Tuy nhiên, theo bà Sinh, ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp đặc biệt nhất. "Bởi với chúng tôi, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại nhất. Công ơn của Bác đối với dân tộc bao la như trời biển, khắc sâu trong lòng mỗi người dân. Quốc khánh là ngày lễ trọng vì cùng với niềm tự hào mừng Tết Độc lập, còn là dịp tưởng nhớ ngày Bác về cõi vĩnh hằng”- bà Sinh chia sẻ.

Vì vậy, năm nào cũng thế, từ sáng sớm, bà Sinh đi chợ, cẩn thận chọn lựa từng bông hoa, loại quả. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, bà thực hiện nghi thức dâng hương, hoa lên bàn thờ Bác. Không chỉ bà Sinh, việc lập bàn thờ Bác được nhiều người dân thực hiện. Ông Quách Đình Thi, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) cho biết: Trong dòng họ Quách chúng tôi, nhà nào cũng có bàn thờ Bác. Đó cũng là cách để người dân tự nhắc nhở mình và giáo dục con cháu ghi nhớ công ơn của Người, cố gắng góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Suốt cuộc đời dành trọn niềm kính yêu Bác, ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Phú Lão - nay là xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) không chỉ sưu tầm hàng nghìn bức ảnh, tư liệu về Bác, đóng thành từng tập mang tên "Theo dấu chân Người” để lưu giữ và thể hiện sự tri ân với Người, mà ông còn dành hẳn không gian trang trọng trong nhà để trưng bày tư liệu, phục vụ đảng viên, học sinh trên địa bàn xã đến tìm hiểu. Ông Đức bày tỏ: Nhờ có Đảng và Bác Hồ mà tôi cũng như bao người dân Việt Nam được sống trong độc lập, tự do và no ấm, thịnh vượng như hôm nay. "Ăn quả nhớ người trồng cây", chúng tôi tưởng nhớ Bác xuất phát từ sự biết ơn trong trái tim mỗi người.

May mắn từng được gặp Bác 3 lần, dù nay đã ở tuổi xưa nay hiếm, ông Phạm Ngọc Thể vẫn nhớ như in từng lời dạy ân cần, ấm áp của Người. Ông kể: Lần thứ nhất tôi được gặp Bác khi Người đến thăm trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc, Trung Minh, Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) ngày 19/10/1958. Lần thứ hai khi tôi được đại diện thanh niên tỉnh dự Đại hội Thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Hà Nội ngày 16/3/1960. Và lần thứ ba là ngày 17/8/1962, khi tôi làm quản lý cấp dưỡng bếp ăn của trường Thanh niên lao động XHCN. Tại đây, Người ân cần trò chuyện bằng giọng nói ấm áp, hiền từ. Đồng thời, Người cũng căn dặn: "Cháu phải học cách nấu ăn để có cơm chín, canh ngon. Phải giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh”. 

Xúc động trước sự ân cần, ấm áp của Bác, ông Phạm Ngọc Thể chỉ kịp hứa sẽ tiếp tục cố gắng. Chính những điều căn dặn của Bác đã trở thành động lực để ông Thể, cũng như  thầy, trò nhà trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập tốt, giáo dục tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt để vượt qua mọi khó khăn. "Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, có lúc nhà trường đứng trước vô vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nhớ lời Bác Hồ dạy, đội ngũ thầy, cô giáo luôn động viên học sinh tập trung vừa học, vừa làm, vượt lên mọi khó khăn. Để rồi các thế hệ học trò dần trưởng thành, trở thành những "hạt giống đỏ", cán bộ nguồn, chủ chốt cho địa phương” - ông Phạm Ngọc Thể tự hào. Và năm nào cũng vậy, cứ dịp 19/8, 2/9, ông Thể cùng các con, cháu lại đến dâng hương tại khu di tích Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN để bày tỏ lòng thành kính trước Người.

78 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và 54 năm kể từ lúc Người đi xa nhưng công ơn của Bác, niềm kính yêu, tưởng nhớ vị Cha già dân tộc của muôn triệu trái tim người dân đất Việt vẫn luôn dạt dào. Dâng những nén hương, đóa hóa lên Bác với cả tấm lòng, mỗi người dân Hòa Bình dâng lên Người niềm kính yêu vô hạn và như lời hứa sẽ nỗ lực vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.


Minh Vũ


Các tin khác


Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 3 - Vào cuộc cứu giun, cứu đất, cứu cây

(HBĐT) - Để cứu giun, cứu cây và tránh các hệ lụy khác, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong cùng nhóm chủ vườn cam ở Cao Phong cùng ký vào đơn đề nghị giải quyết nạn kích giun, mong có những biện pháp quyết liệt, khẩn trương của các cấp. Cấp xã, huyện, tỉnh đã phúc đáp và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 2 - Khi các lò sấy giun chờ đỏ lửa

(HBĐT) - Mặc dù biết tác hại của việc kích giun đất nhưng vì lợi nhuận cao nên "giun tặc” vẫn phóng điện xuống đất và các lò sấy giun vẫn đỏ lửa để sấy bán cho các đầu nậu ở tỉnh khác.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 1 - Bức xúc "giun tặc”

(HBĐT) - Nạn kích giun đất xuất hiện nhiều tại huyện Cao Phong và một số địa phương khác trong tỉnh từ năm 2019. Sau thời gian tạm lắng, năm 2023, khi bắt đầu có những cơn mưa, nạn kích giun đất bùng phát trở lại, gây bức xúc trong Nhân dân và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khẩn trương, cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất là mong mỏi của người dân.

Mo Mường - SOS!: Bài 3 - Để mo Mường trường tồn với thời gian

(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, tỉnh khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể (PVT) mo Mường ghi danh tại danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ VH-TT&DL hoàn thiện các thủ tục đệ trình UNESCO, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị mo Mường. 

Mo Mường - SOS!: Bài 2 - Cứu áng mo Mường

 (HBĐT) - Bước vào độ tuổi 80, Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Đào, xã Sào Báy (Kim Bôi) không còn nhớ hết những bài mo ông bà truyền lại, khi thực hành một số nghi lễ mo cũng đã bị quên, lẫn ít nhiều. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về mo Mường, người nghệ nhân già trải lòng: "Với hơn 50 năm thực hành mo, tôi đã từng chứng kiến nốt thăng và cả những nốt trầm của di sản văn hóa (DSVH) mo Mường. Không đau đáu nỗi niềm sao được khi mà chẳng mấy năm nữa, lớp thầy mo già lần lượt về Mường ma mang theo cả những áng mo. Hậu thế liệu có giữ lại được mo khi mà lâu nay mo thường chỉ lưu truyền bằng truyền khẩu?!".

Mo Mường - SOS!: Bài 1 - Đừng để "hồn thiêng” trở thành ký ức

(HBĐT) - Không chỉ là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc, mo còn được xem là "hồn thiêng” gắn liền với sức mạnh tinh thần và giữ cho nguyên khí của dân tộc mãi trường tồn, hưng thịnh. Quý giá, linh thiêng nhường vậy nhưng sự phát triển của mo Mường đang "rơi” vào một đoạn trầm đáng tiếc, bởi trong cộng đồng người Mường hiện nay không còn mấy ai am hiểu tường tận về mo và giá trị của Mo... Chính vì lẽ đó, các tỉnh có dân tộc Mường sinh sống đang cùng nhau hiện thực hóa quyết tâm đưa mo Mường đệ trình UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa (DSVH) thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục