(HBĐT) - Những ngày thu tháng Tám, trên khắp các nẻo đường ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) rực rỡ sắc cờ Tổ quốc. Hình ảnh không chỉ biểu thị cho niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước mà còn tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu.


Các tuyến đường ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) treo cờ Tổ quốc chào mừng cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Đi trên quốc lộ 12B đến xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, dọc hai bên đường là những lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Hỏi mới biết, từ dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5) đến nay, đường cờ Tổ quốc đã được Ủy ban MTTQ xã Thượng Cốc phát động trên toàn xã. Không chỉ ở xóm La Văn Cầu hay dọc theo quốc lộ 12B, mà tất cả các xóm, khu dân cư ở xã đều đã xây dựng đường cờ Tổ quốc đồng bộ.

Đường dẫn vào xóm Trang 1, Trang 2 chạy giữa cánh đồng lúa đang thì con gái. Sắc xanh của lúa được điểm tô sắc đỏ vàng của lá cờ Tổ quốc, trong không gian những ngày thu tháng Tám đem lại cảm giác thư thái khó tả. Từ lâu 2 xóm đã duy trì treo cờ Tổ quốc trong các dịp lễ, Tết, nhưng việc đầu tư đồng bộ như hiện nay thì mới thực hiện hơn 3 tháng.

Ông Bùi Văn Lăng, xóm Trang 1 cho biết: Những năm gần đây, bà con trong xóm hết sức phấn khởi khi làng quê ngày càng đổi mới. Đường giao thông nông thôn được cứng hoá thuận lợi, cùng với đó hai bên đường có đường cờ Tổ quốc. Trước đây, mỗi khi đến dịp lễ, Tết chúng tôi lại đi chặt cây tre để treo cờ. Nay có đường cờ mới, cột cờ làm đồng bộ bằng kim loại đặt kiên cố trước mỗi hộ gia đình nên bà con treo cờ rất thuận lợi. Các cột cờ được làm cùng quy cách, kích thước, khi treo cờ tạo hình ảnh rất đẹp. Đường cờ không chỉ góp phần tăng mỹ quan mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước.

Trong những ngày mùa thu tháng Tám với nhiều sự kiện lịch sử, ông Bùi Văn Dũng, Trưởng xóm Trang 2 cùng Ban lãnh đạo xóm đi kiểm tra lại đường cờ Tổ quốc. Ông Dũng cho biết, khi UBND xã Thượng Cốc phát động xây dựng đường cờ Tổ quốc, bà con trong xóm nhiệt tình hưởng ứng. Qua mô hình góp phần làm đẹp thêm cảnh quan, cũng như nâng cao ý thức của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường, tiếp tục xây dựng nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

Đồng chí Bùi Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc chia sẻ: Để xây dựng đường cờ Tổ quốc, mỗi hộ dân trong xã đóng góp hơn 200 nghìn đồng. UBND xã hỗ trợ lá cờ tất cả các xóm, khu dân cư. Ban đầu xã triển khai làm điểm dọc theo tuyến quốc lộ 12B, đến nay đã nhân rộng ở các xóm. Đường cờ Tổ quốc đã góp phần làm đẹp cảnh quan trên địa bàn xã. Do đó, nhiều hộ muốn treo cờ tất cả các ngày trong năm, thay vì chỉ trong dịp lễ, Tết.

Được biết, xã Thượng Cốc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đang tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Với đường cờ Tổ quốc, đây là một trong những minh chứng cho nỗ lực và sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân địa phương nhằm xây dựng quê hương Thượng Cốc ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.


Viết Đào


Các tin khác


Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 1 - Nỗ lực cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 3 - Vào cuộc cứu giun, cứu đất, cứu cây

(HBĐT) - Để cứu giun, cứu cây và tránh các hệ lụy khác, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong cùng nhóm chủ vườn cam ở Cao Phong cùng ký vào đơn đề nghị giải quyết nạn kích giun, mong có những biện pháp quyết liệt, khẩn trương của các cấp. Cấp xã, huyện, tỉnh đã phúc đáp và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 2 - Khi các lò sấy giun chờ đỏ lửa

(HBĐT) - Mặc dù biết tác hại của việc kích giun đất nhưng vì lợi nhuận cao nên "giun tặc” vẫn phóng điện xuống đất và các lò sấy giun vẫn đỏ lửa để sấy bán cho các đầu nậu ở tỉnh khác.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 1 - Bức xúc "giun tặc”

(HBĐT) - Nạn kích giun đất xuất hiện nhiều tại huyện Cao Phong và một số địa phương khác trong tỉnh từ năm 2019. Sau thời gian tạm lắng, năm 2023, khi bắt đầu có những cơn mưa, nạn kích giun đất bùng phát trở lại, gây bức xúc trong Nhân dân và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khẩn trương, cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất là mong mỏi của người dân.

Mo Mường - SOS!: Bài 3 - Để mo Mường trường tồn với thời gian

(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, tỉnh khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể (PVT) mo Mường ghi danh tại danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ VH-TT&DL hoàn thiện các thủ tục đệ trình UNESCO, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị mo Mường. 

Mo Mường - SOS!: Bài 2 - Cứu áng mo Mường

 (HBĐT) - Bước vào độ tuổi 80, Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Đào, xã Sào Báy (Kim Bôi) không còn nhớ hết những bài mo ông bà truyền lại, khi thực hành một số nghi lễ mo cũng đã bị quên, lẫn ít nhiều. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về mo Mường, người nghệ nhân già trải lòng: "Với hơn 50 năm thực hành mo, tôi đã từng chứng kiến nốt thăng và cả những nốt trầm của di sản văn hóa (DSVH) mo Mường. Không đau đáu nỗi niềm sao được khi mà chẳng mấy năm nữa, lớp thầy mo già lần lượt về Mường ma mang theo cả những áng mo. Hậu thế liệu có giữ lại được mo khi mà lâu nay mo thường chỉ lưu truyền bằng truyền khẩu?!".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục