(HBĐT) - Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp đặc biệt ý nghĩa đối với ông Đinh Công Trạch - cựu chiến binh sinh ra tại đất Mường. Hơn 10 năm trong quân ngũ, ông Trạch đã trải qua nhiều chiến dịch, tham gia nhiều trận chiến, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.


Cựu chiến binh Đinh Công Trạch, xã Tú Lý (Đà Bắc) tự hào kể về những năm tháng hào hùng đánh Mỹ.

Ông Đinh Công Trạch sinh năm 1948, lớn lên tại quê hương cách mạng Tú Lý (Đà Bắc). Như bao thanh niên trong độ tuổi đôi mươi, ông quyết tâm tham gia quân ngũ, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ông Trạch bồi hồi chia sẻ: "Hồi đó, gia đình tôi rất nghèo, ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn đủ đường. Khi đó cả nước đều khó khăn đâu riêng gia đình tôi. Năm 1967, giặc Mỹ ném bom rất ác liệt ở miền Bắc. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, tôi xung phong tham gia lực lượng dân quân địa phương để đi gác và bắn máy bay. Năm 1971, tôi gia nhập quân đội”.

Từng là thành viên của Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 10, Binh đoàn Tây Nguyên, ông được tham gia chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến tranh biên giới chống quân Pol Pot, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Trong đó đặc biệt phải kể đến chiến dịch Tây Nguyên, chiến trường chính nơi người chiến binh dũng cảm chiến đấu, đánh đổi tuổi thanh xuân để đem lại tự do, hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc.

Nhắc đến những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình tham gia chiến đấu, ông Trạch xúc động kể: "Để nói về kỷ niệm thời chiến thì nhiều lắm, không thể nhớ hết được. Tôi nhớ trận đánh đầu tiên vào tháng 4/1972 ở Kon Tum, nằm trong chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh, đánh vào Trung đoàn 52, Trung đoàn 45 có vị trí địa chính trị rất quan trọng, là khu căn cứ quân sự bất khả xâm phạm, mạnh nhất phía Bắc Tây Nguyên. Quân địch khi đó còn tự tin tuyên bố, khi nào nước sông Pô Kô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Tân Cảnh. Nhưng chúng tôi đâu có sợ, đơn vị 66 Plây Me của tôi khi đó được mệnh danh là "con hổ xám Tây Nguyên", danh tiếng khiến quân địch khiếp sợ. Dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo, quân ta tập trung lực lượng và chuẩn bị kỹ lưỡng với tinh thần quyết chiến quyết thắng. 11h ngày 24/4/1972, lá cờ xuất quân của Trung đoàn 66 được cắm tung bay trên đỉnh trung tâm căn cứ địch, báo tin giải phóng. Lô cốt phòng thủ Đăk Tô - Tân Cảnh bị quân ta tiêu diệt”.

Sau giải phóng miền Nam, năm 1978, ông Trạch tiếp tục tham gia tại chiến trường Tây Nam bảo vệ biên giới và giúp Campuchia đánh quân Pol Pot. Sau đó, ông trở ra miền Bắc tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới. Đến năm 1982, khi không thể tiếp tục chiến đấu do đôi bàn tay bị bệnh tật, ông Trạch quyết định trở về quê hương. Trong suốt hành trình chinh chiến, ông Trạch đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, đối mặt với vô vàn hiểm nguy nhưng không vì thế làm ông nản chí, ông luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, trở về địa phương, cựu chiến binh Đinh Công Trạch tích cực tham gia công tác xã hội, gương mẫu đi đầu trong các phong trào. Ông từng giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, được chính quyền và Nhân dân địa phương tín nhiệm bầu làm trưởng thôn trong nhiều năm. Dù tuổi đã cao, song ông luôn là tấm gương sáng về tinh thần, nghị lực để các thành viên trong gia đình và hàng xóm noi theo. Với ông, những ngày tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc mãi là ký ức không thể nào quên, là niềm tự hào của mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.


Hoàng Dương


Các tin khác


Phục sinh làng Mường trên đất nước triệu voi

(HBĐT) - Tháng 6/2022, chúng tôi từ TP Hòa Bình vào huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa dự giỗ lần thứ 186 cụ Quách Văn Hiệp và ra mắt tập sách "Miền thương nhớ” của cụ Quách Thuận Lương. Các cụ gốc người Mường Khụ, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn). Cụ Quách Văn Hiệp là người có công lãnh đạo dân Mường từ Ngọc Lâu vào khai phá, lập làng vùng Lân Ru (nửa sau thế kỷ XIX), sau là châu Như Xuân và nay là 2 huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong chuyến đi này, kỹ sư thủy lợi Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tiết lộ: "Ở tỉnh Hủa Phăn (Lào) có một làng người Mường sinh sống” làm chúng tôi rất ngạc nhiên và ấp ủ ý tưởng sang Lào tìm hiểu thực hư.

Thú câu cá trên lòng hồ - gạt bỏ những lo toan cuộc sống

(HBĐT) - Lòng hồ sông Đà phong cảnh hữu tình, không chỉ có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch mà còn là điểm hẹn của những người yêu thích thiên nhiên với những chuyến dã ngoại, thỏa mãn thú vui câu cá.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục