(HBĐT) - Xã Mai Hịch (Mai Châu) trước kia gọi là Mường Hịch, bốn bề rừng rậm, đường gập ghềnh sỏi đá, cuộc sống khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, Mường Hịch đã có nhiều khởi sắc. Giờ đây, đường bê tông chạy dọc các xóm, nhà văn hóa khang trang, điện lưới, mạng internet đến từng hộ.


Đường giao thông xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu) sạch sẽ, thoáng đãng, người dân đi lại thuận tiện.

Đồng chí Hà Văn Bổng, Chủ tịch UBND xã Mai Hịch cho biết: "Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh, chỉ đạo người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa ngành nghề, nêu cao tinh thần gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên. Trong đó tích cực triển khai các đề án, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tuyên truyền, vận động bà con góp sức người, sức của, đề cao dân chủ, đồng lòng thực hiện các tiêu chí NTM. Qua đó dần thay đổi nhận thức, tư duy, bà con hiểu rõ hơn về XDNTM, khắc phục những khó khăn, hạn chế để xây dựng làng quê ngày càng đổi mới".

Bắt tay vào XDNTM năm 2011, xã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thu nhập bình quân đầu người mới được 8,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo 18,3%. Với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, năm 2016, xã hoàn thành xóa nhà tạm và nhà ở dột nát. Từ năm 2011 - 2019, xã huy động nhiều nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường giao thông, công trình công cộng phục vụ dân sinh, các hộ tích cực hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu và phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tháng 1/2020, Mai Hịch đã được đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM; xóm Hịch 1 đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 40,8 triệu đồng/năm.

Xác định nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng, tiền đề để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, xã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ du lịch. Ngoài cây trồng, vật nuôi truyền thống, xã canh tác 5ha mặt nước cá dầm xanh, sản lượng khoảng 250 tấn/năm, giá bán 70.000 - 80.000 đồng/kg, đầu ra ổn định. Nhiều hộ chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng ớt chỉ địa cho năng suất, chất lượng cao, được doanh nghiệp hợp đồng thu mua với giá ổn định, bao tiêu trong nhiều năm. Cùng với phát triển nông nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ như sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, dịch vụ vận tải phát triển ổn định, tạo việc làm cho người lao động. Toàn xã có 11 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, chủ yếu ở xóm Hịch 1, Hịch 2, Cha Lang với sức chứa mỗi homestay từ 25 - 30 khách; 2 khu nghỉ dưỡng cao cấp, được đầu tư bài bản là Mai Châu Valey Retreat tại xóm Hải Sơn và Mai Sơn De Mai Hịch tại xóm Hịch 2. Ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống, các hoạt động đi bộ, leo núi, thám hiểm hang đá, đạp xe quanh các con đèo, chèo thuyền, lội suối bắt cá... đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh", xã Mai Hịch vận động người dân đóng góp ngày công, tiền của, vật liệu nâng cấp các công trình hạ tầng, đường nội đồng, ngõ xóm đảm bảo vận chuyển hàng hóa dễ dàng, đi lại thuận tiện. Từ đầu năm đến nay, xã đã huy động nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân xây dựng, làm mới trục đường bê tông xóm Hịch 1, Hịch 2 với tổng mức đầu tư 5,5 tỷ đồng; phát dọn các tuyến hành lang, đào đắp, nạo vét 18km mương, bai, sửa chữa nhiều công trình hư hỏng. Đến nay, cơ bản đường giao thông toàn xã được bê tông hóa, đường nội đồng không lầy lội vào mùa mưa. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 90%, không có nhà tạm, dột nát…

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Từ những kết quả đạt được, trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động người đẩy mạnh sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, tận dụng tối đa các nguồn lực nhằm nâng cao các tiêu chí NTM theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chú trọng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn".


Hoàng Anh


Các tin khác


Mây trắng vẫn bay trên bầu trời Đồng Lộc

(HBĐT) - "Đất đá bị cày đi xới lại, mặt đất bị biến dạng bởi chi chít hố bom, nhưng mạch máu giao thông vẫn được nối dài, ý chí con người vẫn rực sáng giữa "tọa độ lửa” ngã ba Đồng Lộc” - Với chất giọng truyền cảm đặc trưng của người Hà Tĩnh gốc, hướng dẫn viên Đào Anh Tuân khiến người nghe vô cùng xúc động khi kể những câu chuyện đã trở thành huyền thoại, những con người trở thành bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc…

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 2 - Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết trong chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm, hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện ở cơ sở. 

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 1 - Nỗ lực cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 3 - Vào cuộc cứu giun, cứu đất, cứu cây

(HBĐT) - Để cứu giun, cứu cây và tránh các hệ lụy khác, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong cùng nhóm chủ vườn cam ở Cao Phong cùng ký vào đơn đề nghị giải quyết nạn kích giun, mong có những biện pháp quyết liệt, khẩn trương của các cấp. Cấp xã, huyện, tỉnh đã phúc đáp và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 2 - Khi các lò sấy giun chờ đỏ lửa

(HBĐT) - Mặc dù biết tác hại của việc kích giun đất nhưng vì lợi nhuận cao nên "giun tặc” vẫn phóng điện xuống đất và các lò sấy giun vẫn đỏ lửa để sấy bán cho các đầu nậu ở tỉnh khác.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 1 - Bức xúc "giun tặc”

(HBĐT) - Nạn kích giun đất xuất hiện nhiều tại huyện Cao Phong và một số địa phương khác trong tỉnh từ năm 2019. Sau thời gian tạm lắng, năm 2023, khi bắt đầu có những cơn mưa, nạn kích giun đất bùng phát trở lại, gây bức xúc trong Nhân dân và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khẩn trương, cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất là mong mỏi của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục