(HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.


Cơ quan Cảnh sát điều tra khám xét nơi làm việc của Trịnh Thành Công để thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án "nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT Hòa Bình.Ảnh: T.L

Nhận diện sai phạm trong tổ chức đấu thầu

Tại hội nghị tập huấn chuyên đề công tác PCTN,TC vào trung tuần tháng 8/2023, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã nhấn mạnh: "Tội phạm tham nhũng, tiêu cực ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Trong đó nổi lên là những vi phạm thông qua công tác đấu giá, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản...”. Thực tế hiện nay, tội phạm tham nhũng, kinh tế diễn biến phức tạp, hình thức vi phạm đa dạng. Nổi lên ở 4 nhóm hành vi sai phạm trong triển khai dự án PP (đầu tư xây dựng, chuyển giao); sai phạm trong việc giao đất để triển khai dự án thông qua đấu giá; sai phạm trong bán các cơ sở nhà đất không thông qua đấu giá; sai phạm trong việc thông thầu trong đấu thầu, thực hiện các dự án mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản, trong đấu thầu, đấu giá mua bán thanh lý tài sản công.

Thời gian qua, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến nhóm hành vi này. Điển hình nhất là vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty CP đầu tư P&T. Trong vụ án này Đỗ Hữu Tiệp là cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy cấu kết với công ty tư vấn và các công ty bên ngoài thực hiện hành vi thông thầu và nâng giá thiết bị lên thêm 30%, gây thiệt hại cho NSNN trên 6 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Luật Đấu thầu quy định các hạn mức đối với một số trường hợp cụ thể, có trường hợp dưới 100 triệu đồng, có trường hợp dưới 500 triệu đồng, có trường hợp dưới 1 tỷ đồng thì có thể được chỉ định thầu. Lợi dụng vào các kẽ hở của pháp luật, nhiều trường hợp đã chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Điển hình nhất cho hành vi này là việc "xé” lẻ hàng tỷ đồng để thực hiện việc mua sắm trang thiết bị dạy và học trái quy định tại Lương Sơn. Trước những sai phạm này, Thanh tra tỉnh đã chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an xem xét, điều tra làm rõ 32 hợp đồng mua sắm tài sản trang thiết bị do 12 đơn vị, trường học trên địa bàn huyện thực hiện trong năm 2020 và 2021 để xử lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, đã kiến nghị cơ quan Công an xem xét xử lý trách nhiệm đối với hiệu trưởng và kế toán của 12 đơn vị, trường học có liên quan.

Nhận diện sai phạm trong quản lý đất đai, đầu tư công

Theo Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh, liên quan đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm, tiêu cực. Nổi lên là ở các nhóm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) sai mục đích, sai chủ trương của tỉnh; thu tiền sử dụng đất trái quy định, lập khống hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ.

Điển hình ngày 24/11/2022, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại UBND huyện Mai Châu. Bắt, tạm giữ hình sự 3 bị can, trong đó có bị can nguyên là Chủ tịch UBND huyện về hành vi thu hồi gần 1 triệu m2 đất rừng và cho thuê hơn 2 triệu m2 đất rừng trái quy định, trái thẩm quyền.

Mới đây, sau khi hoàn thành thanh tra việc quản lý đất đai tại huyện Đà Bắc và Kim Bôi, cơ quan Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc cấp giấy CNQSDĐ, hợp thức hóa hồ sơ cấp đất, đã chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.

Ngoài ra, nhóm hành vi liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực nổi lên ở tỉnh ta thời gian qua là việc móc ngoặc làm giả chữ ký, con dấu của cơ quan để làm giấy CNQSDĐ, đưa nhận hối lộ để làm giấy CNQSDĐ trái quy định của pháp luật. Điển hình như ngày 11/11/2022 và 23/11/2022, cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Bôi đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với các đối tượng tại UBND xã Hợp Tiến. Quá trình điều tra đã khởi tố 8 bị can về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập khống hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ cho các cá nhân.

Theo thống kê, từ năm 2019 đến tháng 8/2023, cơ quan CSĐT trong toàn tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết 19 nguồn tin về tội phạm có liên quan đến lĩnh vực quản lý sử dụng đất. Qua xác minh đã khởi tố 14 vụ, 32 bị can về các hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”, "làm giả con dấu của cơ quan tổ chức”, "đưa hối lộ”, "nhận hối lộ”, "lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản”, "lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, "vi phạm quy định về quản lý đất, lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Ngoài các hành vi nêu trên còn nổi lên tình trạng nâng giá gói thầu để trúng thầu với giá cao gấp nhiều lần giá thị trường; sai phạm chủ yếu trong quyết định chủ trương đầu tư với thủ đoạn chính là sai sót trong việc khảo sát, đánh giá để làm sai lệch thông tin, hồ sơ tài liệu dẫn đến đầu tư sai, hiệu quả thấp; vi phạm trong khảo sát, thiết kế các dự án không đảm bảo chất lượng, chưa sát với thực tế, gây lãng phí; vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công; lập khống diện tích, xác nhận sai loại đất, cố ý tiết lộ thông tin quy hoạch để người thân, doanh nghiệp "sân sau" mua gom đất với diện tích lớn để nhận tiền đền bù hưởng chênh lệch; vi phạm trong khâu thi công, nghiệm thu quyết toán dự án đầu tư... Đây là những sai phạm xảy ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. 

Theo dự báo, thời gian tới, hoạt động KT-XH diễn ra với nhiều xu hướng mới. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác quản lý tài sản công, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản. Do vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định công tác đấu tranh PCTN,TC là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Cần có sự chủ động vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Trong đó vai trò hạt nhân của người đứng đầu đơn vị, địa phương trong quản lý, điều hành, chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng, nhất là vai trò của Ban chỉ đạo (BCĐ) PCTN,TC và trách nhiệm của từng thành viên trong công tác điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Không chỉ ở tỉnh mà các huyện, các sở, ngành cũng phải tăng cường công tác đấu tranh PCTN,TC. Thậm chí cần phải thành lập BCĐ PCTN,TC ở các cơ quan, đơn vị, BCĐ PCTN,TC cấp huyện để chỉ đạo, thực hiện công tác này quyết liệt hơn nữa. Đồng thời, "phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong công tác PCTN,TC để phát hiện, điều tra, xử lý các sai phạm với phương châm "không có vùng cấm, không bao che, không dung túng, không để phát sinh những vấn đề phức tạp lớn hơn. Đây là một trong những giải pháp căn cơ mà chúng ta cần phải thực hiện trong thời gian tới”, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ PCTN,TC tỉnh nhấn mạnh. 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Màu xanh ở Thỏi Láo

(HBĐT) - Từ trung tâm xã Phú Vinh (Tân Lạc) về thôn Thỏi Láo, hai bên đường trải dài màu xanh của hoa màu, cây trái. Ít ai biết rằng, hơn 10 năm trước, nơi đây được xem là "vũng trũng” của Phú Vinh với tỷ lệ hộ nghèo gần 80%, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu thốn, đời sống người dân nhiều khó khăn… Trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm năm 2019, xóm Thỏi Láo gồm xóm Thỏi và xóm Láo, 2 xóm thuộc 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh theo Quyết định số 73/QĐ-UBND, ngày 20/1/2014 của UBND tỉnh.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 3 - Để giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Mặc dù Chương trình giảm nghèo bền vững đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng tỉnh Hòa Bình còn có 1 huyện nghèo. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao. Số hộ nghèo giảm dần còn lại đa phần là các hộ thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động... dẫn đến giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các năm tiếp theo sẽ khó khăn, góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo vẫn là những thách thức.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 2 - Dấu ấn chương trình Giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND, ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh chiếm 26,14%, trong đó có 34.029 hộ nghèo, chiếm 15,49% số hộ toàn tỉnh. Bên cạnh mục tiêu quan trọng đưa huyện nghèo Đà Bắc thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỉnh khẩn trương thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên toàn địa bàn.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 1 - Ở "vùng lõi nghèo” Đà Bắc

(HBĐT) - Hầu hết các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đến năm 2022 còn khoảng 35%; điều kiện địa hình chia cắt lại nằm trong khu vực trọng điểm thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, huyện Đà Bắc là "vùng lõi nghèo”. Giai đoạn 2021 - 2025, nơi đây được công nhận là một trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã ĐBKK.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 5 - Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ
(HBĐT) - Sau nửa đầu nhiệm kỳ quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, công tác cán bộ (CB) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tuyển dụng đúng quy định; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm cụ thể; luân chuyển CB được đẩy mạnh; quan tâm bổ nhiệm CB trẻ, CB nữ, CB người dân tộc thiểu số; quy hoạch CB được tiến hành đồng bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu; công tác bổ nhiệm và giới thiệu CB ứng cử được thực hiện chặt chẽ, dân chủ… Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục