Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành hệ thống hạ tầng điện, đường, trường học... để bàn giao mặt bằng cho các hộ dân chuyển về sinh sống. Từ đây, nhịp sống mới bắt đầu tại khu TĐC này...


Sau khi hoàn thành, khu tái định cư Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã đón 64/68 hộ thuộc khu vực có nguy cơ sạt lở đất về xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống.

Nằm ở điểm cao nhất huyện, chon von trên sườn núi, khu TĐC Tuổng Đồi là nơi chuyển dân, TĐC của 68 hộ dân. Trong đó có 64 hộ của xóm Tuổng Đồi (cũ) và 4 hộ TĐC xen ghép ở các xóm khác trong xã Mường Chiềng. Tất cả các hộ đều nằm trong khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất. Đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Sau đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2017, trên địa bàn xã Mường Tuổng (cũ) bị ảnh hưởng nặng nề, xuất hiện nhiều điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở đất rất cao, gây nguy hiểm cho tính mạng  người dân, tập trung chủ yếu là ở xóm Tuổng Đồi. Từ thực tế đó, được sự đồng ý của tỉnh, huyện Đà Bắc đã triển khai xây dựng khu TĐC với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng để đưa các hộ ở những khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao về nơi ở mới đảm bảo an toàn. 

Quá trình thực hiện do gặp một số khó khăn và ảnh hưởng từ việc xã Mường Tuổng được sáp nhập với xã Mường Chiềng trở thành xã Mường Chiềng mới, cùng một số khó khăn về địa hình, điều kiện giao thông nên tiến độ xây dựng khu TĐC Tuổng Đồi gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2022, đầu năm 2023, các hộ mới được giao đất để xây dựng nhà cửa. Tính đến tháng 12/2023, 100% hộ thuộc diện phải di dời để TĐC đã được bàn giao đất tại khu TĐC mới. Theo đó, đã có 64 hộ xây dựng nhà cửa ổn định và chuyển về sinh sống tại nơi ở mới.

Phấn khởi khi ngôi nhà cấp 4 khang trang, vững chãi vừa được xây dựng, ông Hà Văn Xoan chia sẻ: Khi được Nhà nước bàn giao đất để về nơi TĐC, chúng tôi rất phấn khởi. So với nơi ở cũ thì về nơi đây có điều kiện tốt hơn rất nhiều. Ngoài có mặt bằng ổn định, an toàn thì Nhà nước còn hỗ trợ đầu tư hệ thống điện, đường, trường học, hệ thống nước sinh hoạt đảm bảo.

Nhớ lại thời điểm còn sinh sống tại nơi ở cũ, ông Bùi Văn Bàn vẫn có lúc rùng mình. Ông kể: Sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, địa bàn xóm Tuổng Đồi xuất hiện một số vết nứt sâu, chạy dài trên sườn núi, đồi quanh nơi ở các hộ dân. Sau đó, mỗi khi có mưa lũ hoặc thỉnh thoảng có biến đổi địa chất, chỉ một hòn đá lăn cũng làm nhiều người hoảng hốt. Có khi giữa lúc trời mưa gió nhiều hộ trong xóm phải dắt díu nhau đến nhà người quen để tránh trú, đợi khi mưa tạnh, gió tan mới dám trở về nhà. Khi được giao đất về khu TĐC mới, chúng tôi rất phấn khởi.

Theo đồng chí Bùi Văn Hường, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng, trên thực tế đời sống người dân ở các xóm thuộc xã Mường Tuổng cũ vốn gặp rất nhiều khó khăn. Đa phần là hộ nghèo, điều kiện kinh tế  chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây ngô là chính. Tuy nhiên, sau mưa lũ lịch sử cuối năm 2017, phần lớn diện tích đất trồng trọt của Mường Tuổng nói chung và xóm Tuổng Đồi nói riêng đã bị rửa trôi, xói mòn, thậm chí là sạt lở nghiêm trọng. Không có đất canh tác nên đời sống người dân nơi đây vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. 

Để cuộc sống người dân ổn định, an toàn, khi khu TĐC được hoàn thiện về hạ tầng, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con nỗ lực vượt qua khó khăn, sớm di chuyển về nơi ở mới an toàn, tránh xa những điểm có nguy cơ sạt lở. Ban đầu cũng chỉ có một số hộ hiểu rõ được tinh thần, chủ trương của Đảng, Nhà nước nên đã đồng thuận. Còn một số hộ do khó khăn về điều kiện kinh tế nên vẫn còn băn khoăn, lo lắng, có tâm lý không muốn đi. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là phát huy tinh thần gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, vận động cũng như thể hiện vai trò "lời nói đi đôi với việc làm”, nhiều đảng viên như Bùi Văn Thành, Bùi Văn Thủy, Bùi Văn Bàn, Bùi Văn Hường... đã gương mẫu, tiên phong di chuyển về khu TĐC làm nhà, sinh sống, từ đó người dân tin, nghe theo.

Ngay khi chuyển về đây, các hộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau rất tích cực. Nhà nào xây dựng trước đều được các hộ làm sau hỗ trợ ngày công, giúp đỡ vận chuyển vật liệu theo hình thức "đổi công”, thậm chí hỗ trợ về cả tài chính để cùng nhau xây dựng nhà cửa. Nhờ đó đến nay, 100% hộ chuyển về khu TĐC Tuổng Đồi đều tập trung nguồn lực xây dựng nơi ở mới khang trang, vững chãi. Đến nay, "đa phần các hộ đã và đang xây nhà, hình thành nên một làng xóm mới quây quần, không còn là các hộ sống đơn lẻ cách xa nhau trên khắp các triền đồi, góc núi như trước nữa. Nhờ đó, tình làng, nghĩa xóm được gắn kết. Một nhịp sống mới đang bắt đầu ở vùng đất còn nhiều gian khó. Chắc chắn năm nay người dân ở khu TĐC Tuổng Đồi sẽ đón cái Tết yên vui, quây quần và đầm ấm”, ông Bùi Văn Thành, người dân khu TĐC Tuổng Đồi phấn khởi. 


Mạnh Hùng


Các tin khác


Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

Dù nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề tồn tại của dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh chùa Phật Quang (gọi tắt là dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh) tại tổ 8, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, nhưng nhiều năm qua, kiến nghị của hàng chục hộ dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều hộ nằm trong khu vực quy hoạch của dự án bị ảnh hưởng; không được thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhà cửa hư hỏng, xuống cấp không được sửa chữa, cải tạo. Điều này gây bức xúc cho người dân... 

Bài 1 - Dự án "treo” nhiều năm, người dân kiến nghị khẩn cấp

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Ấm áp bữa cơm gia đình phạm nhân

(HBĐT) - Một ngày cuối tháng 9, không khí tại Trại tạm giam Công an tỉnh nhộn nhịp, ấm áp bởi nơi đây diễn ra một buổi lễ đặc biệt. Đó là hội nghị gia đình phạm nhân - cuộc hội ngộ của các phạm nhân với những người thân của họ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục