Không chỉ tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà những già làng, trưởng bản, người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng dân cư vốn được coi là những "cây đại thụ” còn tích cực tham gia đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ngay từ cơ sở.


Già làng Sùng A Dếnh vận động Khà A Vàng là người nghiện ma túy lâu năm ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) đi cai nghiện thành công.

"Cây đại thụ” trên non cao

Mặc dù tuổi đã cao nhưng già Sùng A Dếnh ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) luôn tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động con cháu trong dòng họ, bà con dân bản chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là vận động người nghiện tự giác đi cai và đối tượng truy nã ra đầu thú. Theo già Sùng A Dếnh chia sẻ, là già làng, NCUT, trưởng dòng họ nên ông không cam tâm trước cảnh bản làng, con cháu mình vì thiếu hiểu biết, bị người xấu lợi dụng, lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm liên quan đến ma túy... Do vậy, già luôn đi đầu, gương mẫu dạy bảo con cháu không nghe theo cái xấu; thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong xóm, xã, chia sẻ những khó khăn cùng họ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, lực lượng Công an kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, vụ việc gây mất ổn định ngay tại cơ sở. 

Bên cạnh đó, với tâm niệm phải xây dựng địa bàn trong sạch về ma túy, giữ cho làng bản, cuộc sống bình yên, già Sùng A Dếnh cùng với trưởng các dòng họ trong xã trực tiếp đến từng nhà vận động người nghiện tự nguyện đi cai nghiện. Với những cố gắng, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, già Sùng A Dếnh cùng NCUT và trưởng các dòng họ trong xã đã vận động thành công 23 lượt người nghiện ma túy tự giác đi cai nghiện; vận động được nhiều đối tượng truy nã liên quan đến ma túy ra đầu thú. Điển hình như trực tiếp gặp gỡ, vận động Hờ A Của ở xóm Thung Mặn bị Công an tỉnh Sơn La phát lệnh truy nã đặc biệt về tội mua bán trái phép 30 bánh heroin ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng. 

Già Sùng A Dếnh chỉ là một trong nhiều NCUT trên địa bàn tỉnh như "cây đại thụ” góp sức cho sự bình yên của làng, của bản. Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh, thời gian qua, NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở, giữ vững ổn định an ninh nông thôn. Trong đó xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến được các cấp biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao. Từ năm 2010 đến nay, NCUT, già làng, trưởng bản đại diện cho các dòng họ đồng bào dân tộc Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã vận động thành công 16 đối tượng truy nã đặc biệt về ma túy ra đầu thú; NCUT trong đồng bào dân tộc Dao ở TP Hòa Bình tuyên truyền, vận động hàng chục trường hợp bị rủ rê, lôi kéo đi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động "chui” trở về địa phương; NCUT ở huyện Đà Bắc tham gia phối hợp vận động 60 người dân tộc Dao ở xã Đoàn Kết khai thác lâm sản trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh chấp hành yêu cầu của cơ quan Công an, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong việc bảo vệ rừng...

 Người có uy tín - điểm tựa bình yên

Theo thống kê, toàn tỉnh có 283 NCUT trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cũng theo Đại tá Nguyễn Ngọc Minh, NCUT trong ĐBDTTS được xem là điểm tựa bình yên. Bởi họ đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và thực sự là chỗ dựa, điểm tựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. NCUT đã vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của xóm, bản, khu dân cư về ANTT. Vận động người dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.

Đặc biệt, từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống, NCUT đã chủ động đề xuất chính quyền cơ sở thành lập những mô hình tự quản về ANTT phù hợp tình hình thực tiễn tại khu dân cư. Thông qua hoạt động các mô hình phát huy tốt vai trò của NCUT, già làng, trưởng bản trong tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm, giáo dục người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật. Điển hình như các mô hình: "Tổ liên gia tự quản” ở huyện Mai Châu, Yên Thủy; "Dòng họ tự quản về ANTT” ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn; "Phát huy vai trò NCUT trong đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu”...

Mạnh Hùng



Các tin khác


Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm


Bài 3 - Lời giải nào cho chính quyền và nhà đầu tư? 
Những vướng mắc liên quan đến dự án "xây dựng các công trình văn hóa tâm linh” tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không được giải quyết triệt để sẽ trở thành vấn đề phức tạp, điểm "nóng” về khiếu kiện kéo dài. Vậy đâu là lời giải "bài toán” này cho chính quyền và nhà đầu tư?

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

Dù nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề tồn tại của dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh chùa Phật Quang (gọi tắt là dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh) tại tổ 8, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, nhưng nhiều năm qua, kiến nghị của hàng chục hộ dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều hộ nằm trong khu vực quy hoạch của dự án bị ảnh hưởng; không được thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhà cửa hư hỏng, xuống cấp không được sửa chữa, cải tạo. Điều này gây bức xúc cho người dân... 

Bài 1 - Dự án "treo” nhiều năm, người dân kiến nghị khẩn cấp

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục