Bài 1 - Vì 50 mét vuông đất, mất hết tình làng, nghĩa xóm

Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành thông báo về việc "chấm dứt giải quyết khiếu nại” đối với đơn thư của ông Đinh Văn Miễn, trú tại xóm Thịnh Vượng, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy). Tuy nhiên, cho rằng các cơ quan chức năng đã giải quyết nội dung khiếu nại của mình còn nhiều uẩn khuất, chưa thỏa đáng nên suốt từ năm 2007 đến nay, ông Miễn đã làm đơn gửi đi khắp nơi, trong đó có Báo Hòa Bình đề nghị thông tin, làm rõ...




Sau nhiều năm gửi đơn khiếu nại, gia đình ông Đinh Văn Miễn, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) vẫn chưa được công nhận quyền sử dụng mảnh đất diện tích 52,8 mét vuông.

Tranh chấp đất, mất đi tình làng, nghĩa xóm

Nội dung đơn đề nghị của ông Đinh Văn Miễn gửi Báo Hòa Bình ngày 29/4/2024 có nêu: Từ năm 1972, sau khi bị tai nạn gây thương tật vĩnh viễn, tôi được Hợp tác xã (HTX) Thịnh Vượng (Lạc Thịnh) cấp cho 1 mảnh đất diện tích 52,8 mét vuông làm quán sửa xe đạp để kiếm sống. Năm 1974, ông Nguyễn Minh Châu xin đất làm nhà, HTX cũng cấp cho mảnh đất diện tích 1.000 mét vuông liền kề với đất làm quán xe đạp của tôi. Đến năm 1990, ông Châu đổi phần đất của mình cho em trai là ông Nguyễn Văn Phẩm. Ngày 8/12/1993, UBND huyện Yên Thủy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 07588 cho ông Phẩm. Do sơ suất khi đo đạc, UBND huyện đã cấp lồng cả phần đất 52,8 mét vuông của gia đình tôi đang sử dụng vào GCNQSDĐ nhà ông Phẩm. Sau đó, UBND huyện Yên Thủy có văn bản thừa nhận sai sót và chỉ đạo địa phương xác minh, đo đạc, kê khai nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và việc đổi đất giữa 2 anh em ông Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Phẩm... Căn cứ biên bản xác minh, ngày 13/8/2003, UBND huyện Yên Thủy đã cấp GCNQSDĐ số 00938 trên diện tích 52,8 mét vuông cho gia đình tôi theo quy định của pháp luật.

Do 2 gia đình xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, ông Nguyễn Văn Phẩm đã có đơn khiếu nại đến UBND huyện Yên Thủy. Sau khi xác minh, ngày 20/6/2003, UBND huyện Yên Thủy ban hành Quyết định số 595 giải quyết khiếu nại, thu hồi GCNQSDĐ số 07588, cấp ngày 8/12/1993 của ông Nguyễn Văn Phẩm. Không đồng ý với kết quả giải quyết của UBND huyện Yên Thủy, ông Phẩm đã làm đơn gửi cơ quan chức năng của tỉnh đề nghị xem xét giải quyết. Căn cứ kết quả xác minh của Thanh tra tỉnh, ngày 3/12/2003, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2192/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phẩm. Theo đó, không thừa nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phẩm đối với Quyết định giải quyết khiếu nại số 595/QĐ-UB, ngày 20/6/2003 của UBND huyện Yên Thủy về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Đinh Văn Miễn và ông Nguyễn Văn Phẩm, nêu rõ: "Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng... Giao UBND huyện Yên Thủy thông báo và trao quyết định đến ông Nguyễn Văn Phẩm”. Tuy vậy, ông Phẩm vẫn không nhất trí, tiếp tục có đơn khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ.

Khởi đầu vòng luẩn quẩn khiếu kiện kéo dài hàng chục năm

Ngày 26/12/2006, Thanh tra Chính phủ có Kết luận số 2768/KL-TTCP về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết KNTC tại tỉnh Hòa Bình (trong đó có khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phẩm) kiến nghị UBND tỉnh giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Phẩm, thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003 của UBND tỉnh do có tình tiết mới được nêu trong báo cáo tại cuộc họp ngày 22/2/2006 của Ban quản lý (BQL) xóm Thịnh Vượng.

Theo đó, tại Kết luận số 2768/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Báo cáo của BQL xóm Thịnh Vượng tại cuộc họp ngày 22/2/2006 xác định thửa đất số 43, tờ bản đồ số 14 của xóm Thịnh Vượng, năm 1972, HTX cho tổ ngành nghề mượn 60 mết vuông đất giáp đường vào xóm để làm dịch vụ (trong đó có ông Đinh Văn Miễn làm quán sửa xe đạp); năm 1974, HTX cấp đất ở cho ông Nguyễn Minh Châu (anh trai ông Nguyễn Văn Phẩm) cạnh quán sửa xe của ông Miễn; năm 1989, khi đo vẽ bản đồ thổ cư, BQL HTX xác lập là đất ở của ông Nguyễn Minh Châu. Vì năm 1977, gia đình ông Đinh Văn Miễn đã được HTX liên thôn Côm - Trác - Vượng cấp đất thổ cư ra mặt đường 12B (được thể hiện trên bản đồ thửa số 46). Việc năm 1989, khi đo vẽ bản đồ thổ cư không thể hiện quán sửa xe đạp của HTX là đúng hiện trạng sử dụng đất, không phải do sơ suất không vẽ vào như kết luận của huyện Yên Thủy và Thanh tra tỉnh.

Tại báo cáo này của BQL xóm cũng nêu rõ: Ngày 8/3/1991, hai ông có đơn đòi lại đất. Ngày 24/8/1991, hội nghị xã viên HTX đã có nghị quyết về đất của ông Châu, ông Miễn. Ngày 18/11/1992, hội nghị xã viên HTX Thịnh Vượng kết luận HTX lấy lại cấp cho ông Châu (thửa số 43). Năm 1991, ông Châu đổi cho em ruột là ông Nguyễn Văn Phẩm ra ở thửa đất số 43. Trong giấy đổi đất cho ông Phẩm, ông Châu cùng 5 anh em ruột và trưởng xóm xác nhận có cho ông Nguyễn Văn Bá - người cùng xóm mượn lô đất làm dịch vụ xay xát, ông Miễn làm quán sửa xe, việc có cho mượn tiếp là quyền của ông ông Phẩm. Như vậy, từ năm 1989 hộ ông Miễn mượn đất của ông Phẩm để làm quán sửa xe.

Tháng 12/1993, ông Nguyễn Văn Phẩm cũng như nhiều hộ dân khác ở địa phương được cấp GCNQSDĐ. Từ đó đến năm 2002, ông Đinh Văn Miễn không có thắc mắc, khiếu kiện gì. Năm 2003, ông Phẩm đòi lại phần đất ông Miễn đang mượn, nhưng UBND xã Lạc Thịnh lại có Tờ trình số 19, ngày 20/5/2003 đề nghị UBND huyện thu hồi GCNQSDĐ của ông Phẩm. Ngày 20/6/2003, UBND huyện Yên Thủy ban hành Quyết định thu hồi GCNQSDĐ của ông Phẩm. Việc tranh chấp xảy ra xô xát gây thương tích, hai bên kiện ra Tòa án, được Tòa án nhân dân huyện Yên Thủy đưa ra xét xử ngày 25/11/2003. Mặc dù vậy, ngày 13/8/2003, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy vẫn ký quyết định cấp GCNQSDĐ số 00938 cho ông Đinh Văn Miễn thửa đất số 43a, diện tích 52,8 mét vuông.

Căn cứ vào cơ sở trên, đoàn thanh tra Chính phủ nhận thấy: Sau 10 năm gia đình ông Phẩm được cấp GCNQSDĐ không có khiếu kiện gì. Nhưng sau khi Nhà nước chuẩn bị kiểm đếm, xác lập hồ sơ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để làm đường Hồ Chí Minh, gia đình ông Miễn và ông Phẩm mới xảy ra tranh chấp. Từ những cơ sở trên, đoàn thanh tra kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Phẩm; thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UBND, ngày 3/12/2003 của UBND tỉnh.

Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 18/5/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UB, ngày 3/12/2003 giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phẩm; giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Nguyễn Văn Phẩm.

Không nhất trí với Quyết định số 1175/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ông Đinh Văn Miễn đã làm đơn khiếu nại gửi đi nhiều nơi và đã được các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét, giải quyết. Nhưng ông vẫn cho rằng, kết quả giải quyết của các cơ quan Nhà nước của tỉnh chưa thấu đáo, còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Đặc biệt là nội dung báo cáo của BQL xóm Thịnh Vượng tại cuộc họp ngày 22/2/2006, cùng một số tài liệu có liên quan làm căn cứ cho Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh thu hồi và hủy Quyết định số 2192/QĐ-UB, ngày 3/12/2003, dẫn đến việc ông bị oan sai...

(Còn nữa)

NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HÒA BÌNH


Các tin khác


Dấu ấn Công an chính quy về xã: Bài 1 - Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Hơn 4 năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa tin cậy của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT); đồng thời triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm và khẳng định được hiệu quả mô hình Công an xã chính quy, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"

Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục