Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.


Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ nhận giải thưởng của Công chúa Thái Lan tại Bangkok, năm 2023.

Giao lưu hợp tác giáo dục hướng ra thế giới

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ nhà trường đã chỉ đạo 3 chi bộ trực thuộc với 8 tổ chuyên môn, trong đó tổ Ngoại ngữ là nòng cốt với 4 nhóm giáo viên ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc). Đảng viên trong chi bộ là hạt nhân, tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng phát triển học sinh một cách toàn diện, có khả năng thích ứng môi trường hội nhập sau khi tốt nghiệp. 

Nhà trường tăng cường các hoạt động giao lưu quốc tế, trong đó có chương trình hợp tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Liên bang Nga. Theo đó, hàng năm trường có 1 giáo viên người Nga dạy cho học sinh khối chuyên Nga. Nhà trường thường xuyên giữ vững mối quan hệ với các tổ chức: Phân viện Puskin tại Hà Nội, Trung tâm văn hóa Nga tại Hà Nội, Trung tâm giáo dục Anh ngữ Fulbright, Viện Khổng Tử, Trung tâm văn hóa Pháp… Việc mở rộng hợp tác giáo dục quốc tế đã đem đến cho hai bên sự chia sẻ, trao đổi về chương trình đào tạo và bồi dưỡng dành cho giáo viên, học sinh. Nổi bật, học sinh nhà trường tham gia kỳ thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh Việt Nam, do trường đại học quốc gia mang tên Puskin tổ chức. Nhóm chuyên môn tiếng Anh, tổ Ngoại ngữ nhiều năm liên tục mời các giáo viên trợ giảng là người từ các nước Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Đức, sang làm việc, giảng dạy và lưu trú tại trường, tạo cơ hội giao lưu hợp tác, cụ thể hoá hoạt động đổi mới phương pháp, đem lại hiệu quả tích cực trong dạy và học tiếng Anh. Năm 2022, học sinh khối chuyên Anh dự triển lãm về giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội; tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh "Speak to lead” do Đại sứ quán Mỹ tổ chức cho các trường chuyên cả nước.

Khối chuyên tiếng Pháp cũng có nhiều hoạt động dạy và học mang nét đặc trưng văn hoá Pháp. Giáo viên và học sinh tham gia hội thi "Những sắc màu văn hóa” tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội với mục đích quảng bá việc dạy - học tiếng Pháp, tạo cơ hội kết nối cộng đồng Pháp ngữ tại Việt Nam. Học sinh nhà trường có cơ hội giao lưu học tập với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Trung tâm Pháp ngữ khu vực châu Á Thái Bình Dương (CREFAP), các đại sứ quán, phái đoàn quốc tế có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội. Học sinh chuyên Pháp của nhà trường vinh dự được tham gia vào không gian Pháp ngữ Quebec, kênh Webtoon và dự thi thuyết trình bằng tiếng Pháp các món ăn đặc sản vùng miền núi Tây Bắc.

Những tín hiệu vui từ mô hình giáo dục hợp tác quốc tế

Trong giai đoạn 2021 - 2024, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ mời các giáo viên bản ngữ qua liên kết với một số trung tâm của Nga, Pháp, Anh, Mỹ để tổ chức dạy ngoại ngữ miễn phí cho học sinh. Cụ thể, khối chuyên Nga tham gia festival "Đa sắc màu Việt - Nga” dành cho học sinh, sinh viên đã đạt giải nhì tập thể; thi viết tiếng Nga quốc tế với chủ đề "Theo những trang sách của Chukopsky K.I" đạt giải ba. Thầy, cô giáo cũng trực tiếp tham gia các hoạt động, hội thi như: Hội thảo quốc tế dành cho giáo viên dạy tiếng Nga các nước châu Á; tham gia cuộc thi Trường dạy tiếng Nga tại nước ngoài (quy mô toàn thế giới - có 86 trường trên thế giới gửi dự án tham gia), giáo viên nhà trường xuất sắc bảo vệ dự án đạt giải ba toàn đoàn. Tại kỳ thi IOE cấp quốc gia tiếng Anh dành cho học sinh khối 11, các em xuất sắc giành 18 giải, trong đó có 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 6 huy chương đồng và 6 giải khuyến khích. Đặc biệt, năm học 2023 - 2024, trường có 3 học sinh tham dự cuộc thi KGL - Contest 2024 (tiếng Anh toàn cầu) theo hình thức online vòng quốc gia. Trong đó, học sinh Đoàn Nam Khánh (lớp 10 chuyên Anh) là 1 trong 4 học sinh của cả nước dự tiếp vòng thi quốc tế tổ chức ở Athens - Hy Lạp vào tháng 10/2024.

Học sinh chuyên Pháp cũng rất xuất sắc, tại hội thi "Những sắc màu văn hóa”  đạt 1 giải nhất Decor ẩm thực và 1 giải ba thuyết trình trong số 18 đơn vị tham gia. Tại cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ” lần thứ 15, do Học viện Khổng Tử phối hợp Trường Đại học Hà Nội tổ chức ngày 29/5/2022, nhà trường có 2 học sinh lớp 11 chuyên Trung tham gia đạt giải (em Đỗ Ngọc Như Quỳnh xuất sắc giành giải nhì, em Bùi Minh Hạnh đạt giải khuyến khích). Đối với môn Tin học, nhà trường là đối tác của Trung tâm Quốc tế IIG trong việc dạy và tổ chức thi chứng chỉ tin học MOS. Tháng 6/2022, em Nguyễn Duy Phong - cựu học sinh chuyên Tin Hoàng Văn Thụ, hiện là sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đoạt giải nhất môn MS Excel trong cuộc thi "Vô địch Tin học văn phòng quốc gia MOSWC 2022”, giành vé dự thi vòng chung kết Tin học văn phòng thế giới tại Mỹ…

Cùng với thành tích của học sinh, các thầy, cô giáo cũng có nhiều nỗ lực trong giáo dục hợp tác quốc tế được đánh giá cao. Như tháng 10/2023, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng nhà trường là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Công chúa Thái Lan Maha Chakri trao huy chương vàng và phần thưởng cao quý dành cho những giáo viên tiêu biểu của Đông Nam Á (The Princess Maha Chakri Award - PMCA), với hạng mục "Nhà giáo xuất sắc trong kết hợp kỹ năng sống và giảng dạy”. Tháng 9/2024, cô giáo Phan Mai Anh (tiếng Nga) được tặng giải thưởng tại cuộc thi viết luận quốc tế về A.Puskin lần thứ XXIV tại Mat-xcơ-va (Nga).

Đây là những kết quả đáng ghi nhận, đem lại niềm tự hào lớn cho giáo dục tỉnh Hòa Bình. Thành tích của thầy cô và các em học sinh đạt được trong các hoạt động giáo dục hợp tác quốc tế những năm vừa qua đã khẳng định sự tiếp cận đúng đắn của Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc xây dựng mô hình giáo dục hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để ngành Giáo dục tỉnh tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề giỏi, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình. Để ngôi trường gần 80 năm tuổi mang tên người chiến sỹ Cộng sản Hoàng Văn Thụ vươn lên tầm cao mới, nhà trường tiếp tục chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt được những đỉnh cao, đem lại hiệu quả toàn diện, thường xuyên, liên tục, xứng đáng với truyền thống thi đua "Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường.

(Còn nữa) 

Nguyễn Phú Thành 
(Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ)

Các tin khác


Phát triển bền vững thủ phủ cam cao phong: Bài 1 - Cây cam bén duyên với đất Cao Phong

Hơn nửa thế kỷ hiện diện qua bao thăng trầm, rồi trụ vững trên đồng đất Mường Thàng với thương hiệu Cam Cao Phong nức tiếng gần xa. Những năm gần đây, cam Cao Phong định hình lại hướng đi, tổ chức lại sản xuất như một lẽ tất yếu, nhất là sau giai đoạn phát triển "nóng” với nhiều bất cập.

Bản “không chồng” trên đỉnh núi mờ sương

Đêm cuối thu, trên con đường vào bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) hun hút như đi sâu vào lòng núi. Đâu đó vọng lên tiếng khóc hờ ai oán giữa bốn bề mờ sương...

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ''vùng lõm" hồ Hoà Bình Bài 5: Giải pháp để người dân vùng hồ sông Hòa Bình thoát nghèo

Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vùng hồ còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn so với mặt bằng chung… Đặc biệt, người dân vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu mặt bằng làm nhà ở, điện chưa ổn định, nguy cơ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thiên tai.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ‘vùng lõm” hồ Hoà Bình Bài 4: Nhường đất giờ vẫn thiếu đất, đối mặt với thiên tai, trượt sạt

Các xã vùng hồ Thuỷ điện Hoà Bình địa hình chia cắt, độ dốc lớn, mặt bằng và các điều kiện sản xuất, đời sống rất khó khăn. Hơn 40 năm sau chuyển dân phục vụ công trình Thủy điện Hòa Bình, cuộc sống người dân vẫn chưa ổn định, thường đối mặt với thiên tai, trượt sạt, biến đổi khí hậu.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá " vùng lõm" hồ Hoà Bình: Bài 3 - “Trả nợ” người dân vùng hồ Hòa Bình

Nhằm hỗ trợ đồng bào vùng chuyển dân sông Đà phục vụ xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình sản xuất, nâng cao đời sống, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo nguồn sinh kế. Các chương trình, dự án được triển khai từ năm 1994 đến nay góp phần cải thiện sinh kế, bộ mặt nông thôn miền núi từng bước đổi thay, đời sống người dân dần được cải thiện.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ''vùng lõm" hồ Hoà Bình: Bài 2 - Cuộc sống người dân hết sức khó khăn sau di dân

Khi hoàn thành cuộc ngăn sông lịch sử lớn nhất thế kỷ 20, Thủy điện Hòa Bình là bản hùng ca về về ý chí, tinh thần, nghị lực Việt Nam; là những ca từ xúc động trên công trường rộn tiến ca; là khí thế thi công ngày đêm rầm rập vượt tiến độ, đưa công trình vào vận hành khai thác tốt các chức năng điều tiết nước, chống lũ, chống hạn, đảm bảo giao thông đường thủy, phát điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song cũng là lúc người dân vùng hồ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, co cụm trên núi đồi, hình thành các chòm xóm, hầu hết cách biệt và cô lập…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục