Nhiều ĐVTN trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều ĐVTN trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế gia đình.

(HBĐT) - “Một năm khởi đầu từ mùa xuân/ Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ”. Ghi sâu lời dạy của Bác, trên khắp các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện không ít những tấm gương biết vượt qua khó khăn, làm giàu chính đáng bằng bàn tay lao động và ở đó cũng luôn có những đảng viên trẻ khu vực nông thôn phát huy vai trò đầu tầu gương mẫu trong đạo đức lối sống, phát triển kinh tế để mang về những mùa xuân cho cuộc đời.

Đi trong ngút ngàn màu xanh của rừng, của mía, chúng tôi gặp được đảng viên Đinh Đức Chính, xóm Ong xã Nam Phong (Cao Phong). Sinh năm 1980 nhưng Chính đã sớm trở thành ông chủ của những đồi mía, cánh rừng trị giá hàng trăm triệu đồng. Sinh ra và và lớn lên ở xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn, đất đai không bằng phẳng, giao thông bất tiện, cuộc sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp theo phương thức tự cung tự cấp. Đã từng có thời điểm gia đình phải đi làm thuê, mới đảm bảo cuộc sống. Song chính trong gian khó đó đã nhen nhóm trong chàng thanh niên ước mơ làm giàu bằng chính bàn tay lao động trên mảnh đất quê hương. Hướng cái nhìn về bãi mía xanh tốt hứa hẹn mùa thu hoạch mới, Chính chia sẻ: Trước thực trạng trồng cấy lúa nước đơn thuần không mang lại hiệu quả, tôi nhận thấy làm nhà nông thì phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, tôi đã vận động gia đình tìm hiểu kiến thức KN – KL ứng dụng vào sản xuất.

 

Bước khởi nghiệp của Chính được bắt đầu từ 20 triệu đồng vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Anh đã đầu tư mua 5 con bò sinh sản và một chiếc máy cày để làm đất, giảm chi phí và có điều kiện luân canh tăng vụ. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, cách làm của Chính từng bước thu về những thành công và anh cùng với gia đình tiếp tục đầu tư vốn tái sản sản xuất, đồng thời nhận thầu thêm đất đồi trồng mía trắng bán ép nước giải khát. Anh luôn tâm niệm: “Là đảng viên, tuổi còn trẻ thì càng phải hăng say lao động, thực hiện tốt chủ trương, đường lối để không phụ niềm tin của Đảng, của nhân dân.” Nghĩ là làm, sau khi mở rộng diện tích trồng mía trắng từ 7000 m2 lên 3,5 ha và quy mô chăn nuôi từ 5 con lên 30 con bò, Chính đã mạnh dạn đầu tư trồng 3 ha rừng nguyên liệu, chủ yếu là cây keo. Trên diện tích canh tác, anh xen kẽ phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng hàng hóa. Đất không phụ người có công, từ cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhờ đức tính chịu khó và tình yêu lao động, giờ đây Đinh Đức Chính đã có cơ ngơi đáng kể với tổng thu nhập một năm khoảng 200 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 20 – 30 lao động địa phương. Anh đã  trở thành tấm gương đảng viên, thanh niên tiêu biểu lao động sản xuất giỏi làm giàu cho gia đình và quê hương.

Người dân xã Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy biết nhiều đến Bùi Văn Nghê không chỉ vì anh là Bí thư chi bộ trẻ tuổi nhất mà còn là tấm gương năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Sinh năm 1982, năm 19 tuổi Nghê vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và chỉ 3 năm sau anh được giao trọng trách Bí thư chi bộ xóm Nghĩa. Nghê tâm sự: “Những năm qua, Lạc Sỹ nói chung và xóm Nghĩa nói riêng tuy KT – XH đã có sự phát triển nhưng thực tế vẫn còn là xã 135 nghèo. Sau khi được Đảng giao nhiệm vụ tôi luôn trăn trở phải làm gì để giúp bà con và cũng là giúp chính bản thân mình vượt qua nghèo khó. Với vai trò là bí thư chi bộ, tôi xác định, việc đầu tiên là phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên và nhân dân, giúp cho mỗi người nắm bắt đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương để xây dựng cuộc sống mới.” Từ suy nghĩ đó, Bùi Văn Nghê cùng với ban chi ủy chi bộ luôn gần gũi, sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để xây dựng nghị quyết lãnh đạo sao cho phù hợp, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong phát triển KT – XH. Nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc. Ý Đảng đồng thuận với lòng dân, được nhân dân tích cực hưởng ứng. Nhờ đó, cuộc sống của người dân xóm Nghĩa đã từng bước phát triển. Nếu như năm 2004, thu nhập bình quân của xóm mới đạt 3,3 triệu đồng/người/năm thì đến nay đã tăng lên gần 6 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đạt 400 kg/người/năm.

 

“Là cán bộ, đảng viên muốn lời nói của mình có trọng lượng, được dân nghe theo thì bản thân phải thực sự gương mẫu trong tác phong, lối sống và gương mẫu trong lao động sản xuất. Nếu đảng viên nghèo mà tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo liệu dân có nghe? Chính vì vậy, tôi luôn có ý thức lao động sản xuất, bám đất bám rừng để phát triển kinh tế gia đình.” Nghê nói bằng cả tấm lòng chân thành. Bằng sức trẻ và trách nhiệm của người đảng viên, Bùi Văn Nghê đã biết khai thác thế mạnh của địa phương phát triển trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay, gia đình anh có gần 5ha rừng keo. Bên cạnh đó, nhờ chịu khó học hỏi, tìm hiểu quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả lao động, hạn chế được những rủi ro trong sản xuất. “Dựa vào đồng đất của địa phương, phủ xanh đất trống đồi trọc và phát triển mô hình chăn nuôi hàng hóa để nâng cao chất lượng cuộc sống, đổi mới bộ mặt nông thôn” đang là ý tưởng và cũng là ước nguyện nung nấu của người bí thư chi bộ trẻ tuổi Bùi Văn Nghê.

 

Mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng để cống hiến và trưởng thành. Đó là động lực thôi thúc Bùi Văn Trụ không ngừng rèn luyện, phấn đấu để anh vinh dự được trở thành một trong hai đảng viên duy nhất của xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc).

 

Những cánh rừng xanh biếc, mát rượi đã xua tan nỗi vất vả sau một quãng đường dài. Trước thực trạng nhiều thanh niên địa phương chia tay với quê hương đi làm ăn xa mong tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân thì nơi miền quê còn nhiều gian khó này lại tỏa sáng một tấm gương thanh niên quyết chí làm giàu. Trụ nói: “Địa hình của xóm đồi núi hiểm trở, trở ngại cho lao động sản xuất nhưng không vì thế mà mình nản chí, khuất phục. Mình luôn xác định, bước khởi nghiệp phải bắt đầu từ chính đất và rừng. Được địa phương tạo điều kiện cho vay vốn và trực tiếp Nông trường Tân Lạc hỗ trợ giống cây, kỹ thuật tôi đã quyết tâm làm tốt công tác phủ xanh đất trống đồi trọc”. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” vừa trồng rừng, vừa trồng các loại cây màu và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, mô hình kinh tế trang trại của Bùi Văn Trụ ngày càng phát huy hiệu quả. Hiện tại, anh đã trở thành ông chủ của 30 ha rừng cùng hàng trăm con gia cầm, trâu, bò, lợn sinh sản với mức thu nhập mỗi năm trên 60 triệu đồng.

 

Không chỉ biết làm giàu cho bản thân, với vai trò đảng viên và bí thư chi Đoàn, Trụ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyên truyền, vận động người dân cũng như ĐVTN trong chi Đoàn nắm bắt chủ trương, đường lối của các cấp ủy Đảng, cùng đồng sức, đồng lòng lao động sản xuất, từng bước xóa đói giảm nghèo.

 

Trong công cuộc đổi mới, tuy mỗi người có hoàn cảnh riêng và điểm xuất phát khác nhau nhưng những đảng viên trẻ khắp các địa phương trong tỉnh lại gặp nhau ở sự cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước, sống có hoài bão, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn vươn lên chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi năm, toàn tỉnh có hàng nghìn thanh niên ưu tú được kết nạp vào Đảng, trong số đó có không ít thanh niên nông thôn trưởng thành từ những khó khăn, vất vả trong lao động sản xuất vươn lên làm giàu. Họ luôn đóng vai trò là lực lượng xung kích thực hiện các phong trào “Sáng tạo trẻ”, “4 mới” của Đoàn gồm: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới. Theo đó góp phần vào thành tích toàn tỉnh đã phát triển được trên 850 trang trại, 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ do thanh niên làm chủ, hàng năm tham gia giải quyết việc làm cho hơn 8000 lao động địa phương. Nhiều mô hình của thanh niên, những đảng viên trẻ đã và đang được tuyên truyền, nhân rộng trên địa bàn, góp phần thúc đẩy KT – XH phát triển, nâng cao đời sống, mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho mỗi miền quê.

 

                                                              Hoàng Nga

Các tin khác

Các nhà khoa học dự Đại hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) lần thứ 19 thăm quan hang Chổ tháng 12/2009
Tác giả (bên phải) trò chuyện cùng với công nhân trong hầm khai thác mỏ than Đồi Hoa (Lạc Long - Lạc Thuỷ) ở độ sâu hơn 60m
Hàng ngày Bùi Văn Tiến và hàng trăm người vẫn lầm lũi bán mạng cho ....than
Mấy tháng này anh Anh Đỗ Viết Chanh nhìn cái tủ lạnh mới mua chưa một lần sử dụng mà thấy xót xa

Bản Vắt hồi sinh

(HBĐT) - Một bản nhỏ chỉ với 40 nóc nhà, nhưng có đến 21 người bị dị tật, 50% số hộ thuộc diện hộ nghèo…. Đói nghèo và bệnh tật đã phủ vây màn sương mịt mù ở bản Vắt , xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu. Nhưng đó là câu chuyện của 5 năm về trước. Hôm nay, bản Vắt đã vươn lên đẩy đói nghèo, bệnh tật lùi sâu thành câu chuyện quá khứ. Bản Vắt đã hồi sinh!

Nghìn rồng hướng về thủ đô

(HBĐT) -  Để hướng đến nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, hơn 6 năm nay, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã uốn 1.000 cây tre ngà thành 1.000 nghìn con rồng vàng, 3 cây tre hình bản đồ Việt Nam và một cây ngâu kết thành chữ Hòa Bình với mong muốn được tặng cho Nhà nước trong dịp kỷ niệm Đại lễ.

Bản mới trên "đỉnh gió"

(HBĐT) - Khi lên đến đỉnh Ca Lông có độ cao hơn 600 m so với mặt biển, mở ra trước mắt chúng tôi là một bình nguyên rộng lớn, một hồ nước trong xanh và từng nương ngô mướt mắt.

Về nơi “đất gốc”

(HBĐT) - Sự kiện Trung tâm tiền sử Đông Nam Á và Bảo tàng Hoà Bình tiếp tục phát hiện thêm một lối mòn của người Việt cổ cách đây khoảng 21 - 22 nghìn năm nằm sâu 4m dưới các tầng văn hóa ở hang xóm Trại, xã Tân Lậc, huyện Lạc Sơn. Theo Tiến sỹ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, đây là một phát hiện quan trọng và hiếm có không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà cả trên thế giới.

Người con của bản Dao

(HBĐT) - Năm 1939 có một đứa trẻ người xuôi bị một người đàn ông không rõ tung tích mang lên bán cho một gia đình người Dao ở vùng Đức Nhàn, huyện Đà Bắc. Cậu bé lúc đó khoảng 11 tuổi, bị lạc bố mẹ do chạy loạn giặc Pháp, không rõ quê mình ở đâu. Cậu được gia đình nhận nuôi đặt tên là Bàn Văn Phiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục