Ông Nguyễn Văn Thực, tổ 13, phường?Thái Bình (TPHB) hướng dẫn cách đánh cồng chiêng cho vợ và cháu gái.
Bài 1: Kiệt tác văn hóa trước cơ hội lớn
(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Mường với phương thức trình diễn độc đáo đã tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển của người Mường. Kiệt tác này đang được lập hồ sơ đề cử trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Biết đánh chiêng từ năm 12 tuổi, nay đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng người con đất Mường Nguyễn Văn Thực ở tổ 13, phường Thái Bình (TPHB) vẫn say mê chiêng. Giữa lòng thành phố, diện tích chật hẹp, ông Thực vẫn cố dựng cho mình ngôi nhà sàn và lăn lộn khắp trong, ngoài tỉnh để kiếm đủ bộ chiêng 12 chiếc. Vợ ông, bà Đinh Thị Thiện kể: ông bán cả trâu, lợn, gà dành dụm tiền đi đến tận Sơn La, Thanh Hóa để tìm mua chiêng. Mua được rồi, ông lại mê mẩn, lúc ăn, ngủ, vui chơi cùng con cháu đều có tiếng chiêng đồng hành. Niềm say mê đó đã thấm dần vào bà và con cháu trong dòng họ cũng như nhân dân trong tổ mà nòng cốt là đội văn nghệ dân gian do chính ông thành lập. Nhìn ông cầm chiếc chiêng cái rồi nhắm mắt dùng tay xoa vào núm, tiếng chiêng từ nhỏ rồi ngân to, vang xa mới thấy hết cảm xúc, tình cảm sâu lắng của người nghệ nhân. “Mỗi khi nghe thấy tiếng chiêng, đôi mắt tôi như sáng hơn, đôi chân mạnh hơn và tinh thần thoải mái hơn để sau đó bước vào một ngày mới lao động - sản xuất hiệu quả hơn” - ông Thực chia sẻ. Phải chăng vì vậy mà trông ông trẻ, khỏe hơn cái tuổi 80. Câu chuyện về ông Thực và nhiều người yêu chiêng khác đủ cho thấy sức sống của không gian văn hóa cồng chiêng Mường trong đời sống cộng đồng.
Không gian văn hóa cồng chiêng Mường bắt nguồn từ truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Trong áng mo (Sử thi đẻ đất - đẻ nước) từ hàng ngàn năm trước có đoạn ông mo dẫn hồn Khang ông đi mua sắm đồ ở chợ Chàng Khò - Chàng Khen: “… Mua lấy dao mang về mường ma chém măng chém nứa/Mua lấy chiêng mang về mường ma để đánh báo tiếng” - Dù chưa có công trình nghiên cứu về việc chế tác chiêng của người Mường nhưng từ xa xưa, họ đã biết thổi hồn cho cồng chiêng, sáng tác được các bản nhạc và tạo ra những phương thức đánh chiêng phù hợp với tính cách, tâm lý đặc trưng của dân tộc. “Người Mường hiểu biết sâu về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng trong không gian. Đây quả thực là sự sáng tạo lớn” - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, NSƯT Bùi Chí Thanh nhận xét. Với đôi tai và tâm hồn nhạy cảm âm nhạc, những âm thanh từ cồng chiêng được tấu lên khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió miền Tây Bắc.
Một dàn chiêng Mường có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; bộ hoàn chỉnh có 12 chiếc, chia đều ra làm 3 bộ (chiêng dàm, chiêng bồng, chiêng tlé), ngoài ý nghĩa âm nhạc còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm. Theo GS, TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, phương thức trình tấu các bản nhạc cồng chiêng theo kết cấu 4 âm cơ bản (bính - bang - bính - rầm) và thường bắt đầu bằng chiêng bồng với những nốt nhạc ban đầu gọi là “dậyl chiêng”. Trong tay các nghệ sĩ dân gian tài hoa ở cộng đồng, mỗi chiếc chiêng giữ nhiệm vụ một nốt nhạc trong một dàn nhạc để biểu diễn các bản nhạc chiêng khác nhau. Theo nghiên cứu của Sở VH-TT&DL, âm nhạc cồng chiêng của người Mường có 16 bài: loóng 3, loóng 6, bông trắng bông vàng, đi đường, đắp phai, gọi ma... Chiêng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong lao động, sinh hoạt đời thường; trong quyền lực của lang đạo xưa và trong lễ nghi tín ngưỡng phong tục, trong suốt cuộc đời người Mường từ khi sinh ra đến khi về với Mường ma. Chiêng còn là dụng cụ thông tin liên lạc, báo hiệu, phát lệnh khi bản làng có cướp bóc, giặc giã để tập hợp nhân dân cùng đoàn kết bảo vệ sự bình yên. Trong cuốn Les Muong, Tiến sĩ văn học người Pháp J. Cuisinier mô tả: Sáng sớm, người ta gõ cồng trong căn nhà chính để báo cho các vị thần linh rằng người ta đang chuẩn bị để tiếp đón các vị... Người ta gõ cồng ở ngoài ruộng để cổ vũ người làm ruộng, để gọi những người dân chưa đi làm hãy mau ra giúp đỡ bạn bè. Cồng chiêng gắn bó với người Mường không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc mà có vai trò lớn trong lao động, sản xuất. Trong khi trống đồng là loại vật linh được coi là quyền sở hữu của tầng lớp lang đạo lớn xưa thì cồng chiêng chiếm lĩnh, lan tỏa trong không gian rộng lớn, in sâu, hòa đậm trong mỗi bản làng, gia đình một cách dung dị. Người Mường có tới 24 lễ hội có sử dụng cồng chiêng như lễ mừng nhà mới, thành hôn, khai hạ... Hiện nay, nếu cồng chiêng Tây Nguyên người đánh chủ yếu là nam giới thì với người Mường là nữ giới. Nhiều tài liệu ghi lại, trước đây, người Mường đã sử dụng tới trên 1.000 cô gái với phương thức hòa tấu, trình diễn trên 1.000 chiếc chiêng. âm nhạc nền nếp, sôi động, giai điệu hòa thanh chuẩn mực, động tác, đội hình chuyển động thướt tha, giàu mỹ cảm. Ngày nay, với phương thức trình diễn linh hoạt, cởi mở, từ dàn chiêng nhỏ tới dàn chiêng hoành tráng hàng ngàn chiếc phối hợp với nhiều hình thức VH-NT khác tạo nên nền âm nhạc, không gian văn hóa cồng chiêng đương đại.
“Không gian văn hóa cồng chiêng Mường hình thành, phát triển là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, quý giá trong nền VHNT Việt
Bài 2: Giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc trong công cuộc đổi mới
Cẩm Lệ
(HBĐT) - “Cơn bão” HIV/AIDS đổ vào thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn) như một tai họa bất ngờ ập xuống làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Những người nông dân thuần túy bỗng một ngày phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ trở nên hoang mang, sợ hãi, xa lánh, kỳ thị với chính hàng xóm, láng giềng bởi trong nhà có người mắc HIV. Trước tình hình đó, bí thư chi bộ thôn - ông Cao Thế Kỷ - cùng với lãnh đạo thôn đã chụm đầu bàn bạc, tìm cách xốc lại hoạt động của thôn, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp người có HIV sống hòa nhập cộng đồng.
(HBĐT) - “Gần 60 năm đã trôi qua nhưng hình ảnh Bác Hồ - người Cha già giản dị, hiền hậu với nụ cười trìu mến, luôn quan tâm thăm hỏi mọi người vẫn còn mãi khắc sâu trong trái tim tôi. Chính từ tấm gương đạo đức của Bác đã giúp tôi từ một thanh niên xung phong (TNXP) trở thành người cán bộ tốt để xứng đáng với những lời căn dặn của Người” - đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dề, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), người đã từng nhiều lần được gặp Bác Hồ trong những năm tháng ở Chiến khu Việt Bắc.
(HBĐT) - Khi màn đêm buông xuống, tiếng trống rộn ràng lại được phát đi từ khắp các nhà văn hoá trong xã Văn Sơn (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày bầu cử ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, đến nay, công tác chuẩn bị ở các huyện, thành phố đã hoàn tất.
(HBĐT)- Thú thực cho đến bây giờ, chúng tôi cũng chẳng hiểu tại sao mình cứ luôn bị cuốn vào những chuyến đi, những ngả đường lên miền Tây Tiến. Tại dư vị thơm dẻo ngọt ngào của mùi “cơm lên khói” và những điệu múa, tiếng khèn “man điệu” của những chàng trai, cô gái lộng lẫy trong sắc màu thổ cẩm đầy mê hoặc của vùng đất Mai Châu như một thứ men say?! Có lẽ còn hơn thế nữa, về miền Tây Tiến còn để thỏa nỗi nhớ chơi vơi, mông lung như thực, như mơ... của một vùng đất gian khó đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ.
(HBĐT)- Tuy vụ trồng ngô, mía, sắn đã bắt đầu từ lâu, nhưng trên những cánh đồng ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi vẫn còn nhiều hộ gia đình đang bắt đầu làm đất để chuẩn bị gieo trồng. Nhưng có một điều lạ là hầu hết trên những cánh đồng đều vắng bóng những chiếc máy cày, thay vào đó là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.