Ông Cao Thế Kỷ nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật của câu lạc bộ cùng chia sẻ.

Ông Cao Thế Kỷ nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật của câu lạc bộ cùng chia sẻ.

(HBĐT) - “Cơn bão” HIV/AIDS đổ vào thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn) như một tai họa bất ngờ ập xuống làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Những người nông dân thuần túy bỗng một ngày phải đối mặt với căn bệnh thế kỷ trở nên hoang mang, sợ hãi, xa lánh, kỳ thị với chính hàng xóm, láng giềng bởi trong nhà có người mắc HIV. Trước tình hình đó, bí thư chi bộ thôn - ông Cao Thế Kỷ - cùng với lãnh đạo thôn đã chụm đầu bàn bạc, tìm cách xốc lại hoạt động của thôn, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp người có HIV sống hòa nhập cộng đồng.

 

Nỗi đau xóm nghèo.

 

Giọng trầm trầm, ông Kỷ kể lại cho chúng tôi nghe về cuộc sống của những ngày đầu khi căn bệnh HIV/AIDS xuất hiện trong thôn. Cũng vì sinh kế, thanh niên trong làng phải đi xa làm ăn, chủ yếu vào tận miền Trung làm nghề đào vàng - đó là vào đầu những năm 2000. Nơi rừng sâu nước thẳm, thiếu thốn, theo lời của chủ vàng, họ phải chích một thứ thuốc vào người để kháng bệnh. Từ những mũi chích dùng chung bơm tiêm ấy, những thanh niên trong làng trở về nhà mang trong mình mầm bệnh HIV nhưng không hề hay biết. Vào năm 2003, một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự nhưng được một thời gian ngắn, đơn vị cho về. Rồi những thanh niên khác trong làng lần lượt đổ bệnh, ốm đau, đi điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội cũng bị bệnh viện trả về. Trong làng, ngoài xóm đã có những nghi ngờ về căn bệnh HIV/AIDS, đến khi những người vợ cũng mắc bệnh phải đi viện điều trị, một số thanh niên tử vong  thông tin về bệnh HIV/AIDS cũng lan truyền. Ngày đó, trong suy nghĩ của mọi người, căn bệnh này là một loại bệnh dịch đáng sợ và nó thật sự đáng sợ khi trong xóm, ngoài làng liên tục có các trường hợp tử vong. Chưa được tuyên truyền, chưa có nhiều thông tin để hiểu biết về bệnh, mọi người chỉ thấy sợ hãi, xa lánh những gia đình có người nhiễm HIV, gia đình nào có người chết vì AIDS vắng người đến giúp đỡ. Hàng xóm không còn đến chơi nhà nhau, không chỉ người trong thôn với nhau mà thậm chí người thôn Đá Bạc đi ra ngoài cũng bị kỳ thị.

 

 

Cùng là người trong thôn, hơn nữa, mình lại là lãnh đạo, không thể bàng quan và để tình trạng như vậy kéo dài, tôi cùng với anh Viên, trưởng thôn đã đến từng nhà có đám xắn tay lo lắng công việc giúp gia đình - Ông Kỷ chia sẻ - Tôi nói với anh Viên rằng mình phải là người đi trước làm gương cho mọi người thấy rằng cái bệnh HIV/AIDS ấy không dễ dàng lây sang người khác và nếu có lây thì lây anh em mình trước tiên. Cả thôn có 82 hộ thì 12 hộ có người có HIV/AIDS, có những gia đình 3 - 4 người con đều mắc bệnh, hơn 10 người đã chết vì HIV/AIDS đều là nam đang ở trong độ tuổi lao động từ 17-35 tuổi. Đều là những thanh niên đáng tuổi con, cháu, chăm chỉ, hiền lành, chịu thương, chịu khó làm ăn, không phải do chơi bời hay sa vào tệ nạn xã hội mà mang bệnh phải từ bỏ cuộc sống khi tuổi đời còn quá trẻ làm ông thật sự xót xa, thương cảm. Ông tìm tòi tài liệu đọc để hiểu thêm về bệnh căn bệnh HIV/AIDS, cùng với cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong xã, thôn tích cực tuyên truyền nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với những người có HIV/AIDS. Đặc biệt, khi các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương cùng vào cuộc đã tạo được những kết quả tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về phòng, chống HIV/AIDS. Ông thường xuyên gần gũi, động viên những bạn trẻ mắc bệnh vượt lên mặc cảm để tiếp tục sống, đến với các gia đình tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ hơn, có thông tin đầy đủ hơn về HIV/AIDS để xóa đi sự phân biệt, kỳ thị trong chính thôn xóm mình. Nhóm bạn giúp bạn được thành lập với 4 thành viên là những người có HIV tích cực tuyên truyền về HIV/AIDS, các con đường lây nhiễm chính, hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc, phòng tránh lây nhiễm… đã tạo thêm niềm tin tưởng cho các đối tượng, người thân cũng như các gia đình trong xóm. Từ nhóm nòng cốt, câu lạc bộ cùng chia sẻ của thôn đã ra đời với sự tham gia của cả đối tượng có HIV và các thành viên trong gia đình. Mặc dù thành lập được câu lạc bộ nhưng khi ấy tìm địa điểm để sinh hoạt cũng hết sức khó khăn - ông Kỷ cho biết. Nhân dân trong thôn không đồng ý cho sinh hoạt tại nhà văn hóa thôn, như vậy là sự phân biệt, kỳ thị vẫn tồn tại. Ông tổ chức họp chi bộ quyết định phải để câu lạc bộ sinh hoạt cùng cộng đồng, sử dụng nhà văn hóa thôn làm trụ sở câu lạc bộ. Trong khoảng thời gian từ năm 2003-2007, gia đình ông làm thêm nghề mây tre đan. Mong muốn giúp đỡ các đối tượng cũng như gia đình người có HIV có thêm việc làm, thu nhập, ông đã tận tình hướng dẫn, truyền nghề để các thành viên câu lạc bộ cùng làm với gia đình. Ban ngày đi lao động ngoài đồng, tối về tham gia làm mây tre- đan giúp cho họ vơi đi nỗi đau buồn.

 

        

  Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ cùng chia sẻ thực hành băng bó vết thương.

 

 

Vì ngày mai tươi sáng.

 

Đến thời điểm này, câu lạc bộ cùng chia sẻ thôn Đá Bạc đã trở thành địa chỉ tin cậy gắn kết những người có HIV, những người không có HIV nhưng  có sự quan tâm, sẻ chia với những người có HIV. Từ 17 - 18 người ban đầu, đến nay, câu lạc bộ đã có trên 50 thành viên, thu hút cả những đối tượng có HIV ở khu vực lân cận tham gia sinh hoạt. Câu lạc bộ có nhóm tuyên truyền hơn 10 thành viên thường xuyên tổ chức các hoạt động như phát tờ rơi tại các điểm công cộng, được mời nói chuyện trực tiếp thông tin về HIV/AIDS, các phương pháp phòng tránh lây nhiễm… Ông cũng là người luôn theo sát các hoạt động của nhóm cũng như câu lạc bộ, hướng dẫn cho các thành viên từ cách đi đứng, nói năng, giao tiếp trước đám đông làm sao để có cuộc tuyên truyền thành công, thu hút được người nghe. Ở thôn Đá Bạc, ông Kỷ là người bạn, người bác, người ông, là điểm tựa của những người có HIV, giúp họ có thêm động lực, vững tin vào cuộc sống.

 

- Với tôi, các cháu cũng như con, như cháu mình, vì không may mà mắc phải căn bệnh không ai mong muốn, giúp được các cháu chừng nào thì tôi cố gắng hết khả năng để làm. Đặc biệt là học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao la như lời Người từng nói “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta...”. Quan tâm, sẻ chia với những người có HIV là điểm tựa giúp họ vượt qua mặc cảm để sống lành mạnh và có ích - Đó là lời tâm sự cũng là tâm niệm của ông Cao Thế Kỷ trong quá trình đồng hành cùng những người có HIV trên con đường xây dựng cuộc sống mới. Đến hôm nay, người dân thôn Đá Bạc đã vững vàng trải qua “cơn bão” HIV/AIDS, cùng đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người có HIV sống hòa nhập cộng đồng. Ngoài làm ruộng, những người có HIV đã tự tin đi làm, lao động kiếm sống bằng chính sức lao động của mình như phụ xây, mộc, làm thuê cho các cơ sở sản xuất tại địa phương và vùng lân cận. Đến nay chỉ còn 1 hộ gia đình người có HIV là một trong hai hộ nghèo của thôn, thôn có mức thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/người/năm.

 

                                    

                                                              Hà Thu

 

Các tin khác

Hàng ngày, ông Nguyễn Văn Dề vẫn đi khắp các cánh đồng bảo vệ mùa màng cho bà con trong xã.
Hội khuyến học xã Văn Sơn kiểm tra việc học của các em học sinh.
Thành phố Hòa Bình rự rỡ cờ hoa, băng zôn, khẩu hiệu chào mừng ngày bầu cử.
Ông Hà Công Bảy một trong số ít người đang còn sống được tham gia các hoạt động cùng những người lính Tây Tiến.

Làm nông nghiệp thời xăng dầu tăng giá

(HBĐT)- Tuy vụ trồng ngô, mía, sắn đã bắt đầu từ lâu, nhưng trên những cánh đồng ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi vẫn còn nhiều hộ gia đình đang bắt đầu làm đất để chuẩn bị gieo trồng. Nhưng có một điều lạ là hầu hết trên những cánh đồng đều vắng bóng những chiếc máy cày, thay vào đó là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.

Thị trường điện máy -điện lạnh ảm đạm

(HBĐT) - Mùa nóng đã bắt đầu với những đợt nắng nóng nhẹ và cũng là lúc thị trường điện máy, điện lạnh bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, thị trường này vẫn chưa được nhiều người quan tâm nhiều. Giới kinh doanh điện máy ở TP Hòa Bình nhận định, mùa kinh doanh hè năm 2011 không dễ dàng, sức cạnh tranh rất cao khi người dân hạn chế chi tiêu cũng bởi ảnh hưởng của “bão giá”.

Người dân Lạc Sơn khắc sâu hình ảnh người lính Tây Tiến

(HBĐT)- Tìm về nơi in dấu đoàn quân Tây Tiến năm xưa, chúng tôi được đồng chí Bùi Văn Mượt, Phó Chủ tịch Hội CCB và cán bộ Hội CCB huyện Lạc Sơn, xã Liên Vũ, Thượng Cốc giới thiệu, đưa đến thăm cụ Bùi Văn Chuôm, 82 tuổi ở xóm Cháy, xã Liên Vũ. Cụ Chuôm đã từng tham gia chiến đấu tại Trung đoàn 12 Hòa Bình - Trung đoàn thay thế Trung đoàn Tây Tiến sau khi Trung đoàn Tây Tiến tiến quân sang vùng căn cứ khác. Trong ngôi nhà sàn ấm áp của cụ Chuôm, những người lính cùng ôn lại kỷ niệm một thời hào hùng và những hình ảnh đẹp về người lính Tây Tiến.

Mơ một giấc ngủ tròn

(HBĐT)- Hơn 30 năm trước, ông Bùi Đức Hón, xóm Định II- xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Khi đất nước hòa bình, ông trở về với cuộc sống đời thường và xây dựng gia đình. Nhưng thật không may khi sinh ra đứa con không lành lặn. Bởi di chứng của chiến tranh, chất độc điôxin đã ngấm vào máu, từng ngày dày vò ông và đứa con trai tội nghiệp.

Sống mãi chiến thắng đồi bù

(HBĐT) - Gần 40 năm trôi qua nhưng lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch Hội CCB xã Hợp Hoà (Lương Sơn). Đó là một ngày mùa đông, giá rét, sương mù dày đặc, cả vùng đất Hợp Hoà đang chìm trong đêm yên tĩnh. Lúc đó khoảng hơn 23h, bỗng có một tiếng nổ lớn vang lên. Chiếc máy bay F111 của không quân Mỹ đã bị tự vệ thủ đô bắn và rơi xuống xóm Suối Cỏ thuộc địa bàn xã Hợp Hoà.

Mỹ Hòa - Nơi ghi dấu chiến công anh hùng

(HBĐT) - Những trận đánh máy bay Mỹ của dân quân xã Mỹ Hòa không chỉ được ghi lại trong những trang sử hào hùng mà cho đến tận bây giờ, trận đánh đó vẫn luôn là một phần trong ký ức thuở trai trẻ hào hùng của những chiến sỹ dân quân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) khi xưa. Càng đặc biệt hơn, vào ngày 18/5/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba cho nhân dân, cán bộ và dân quân xã Mỹ Hòa vì “Đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các trận chiến đấu với máy bay Mỹ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục