Hội khuyến học xã Văn Sơn kiểm tra việc học của các em học sinh.

Hội khuyến học xã Văn Sơn kiểm tra việc học của các em học sinh.

(HBĐT) - Khi màn đêm buông xuống, tiếng trống rộn ràng lại được phát đi từ khắp các nhà văn hoá trong xã Văn Sơn (Lạc Sơn).

 

Trên khắp các đường làng, ngõ xóm, hầu như không thấy bóng dáng học sinh nào la cà, tụ tập. Trong những căn nhà ấm cúng, khi đồng hồ điểm 19 giờ 30 phút, mọi việc làm đều tạm gác lại để nhường không gian cho các em học sinh ngồi vào bàn học. Việc làm này đã trở thành thói quen với mỗi người dân cũng như các em học sinh xã Văn Sơn.

Anh Bùi Văn Nghị ở xóm Mương, phụ huynh của học sinh Bùi Thị Mỹ Kim, lớp 6B, trường THCS Văn Sơn tâm sự: Từ khi xã thực hiện phong trào tiếng trống học đêm, cháu Kim chăm học hơn. Học kỳ vừa rồi, cháu nhà tôi đạt học sinh giỏi. Mặc dù cuộc sống của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhưng phải quyết tâm cho con học thôi.

 Em Kim tâm sự: Trước đây, tối đến là em theo các bạn đi chơi gần 9-10 giờ tối mới về nhưng bây giờ, bạn nào cũng chịu khó học cả, em có muốn đi chơi cũng chẳng biết chơi với ai".

Văn Sơn là một xã nghèo, thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/năm, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vì thế, việc học của con em trong xã còn nhiều gian khó. Từ những năm học 2008 – 2009 trở về trước, tình trạng bỏ học còn diễn ra. Trăn trở trước sự học của con em trong xã, Đảng uỷ, UBND xã bắt tay thực hiện phong trào “tiếng trống hiếu học”, với sự đồng thuận  của các trường học trên địa bàn và đông đảo các bậc phụ huynh học sinh. Phong trào đi vào hoạt động từ năm học 2009 – 2010. Theo đó, các em học sinh không được vui chơi la cà mà phải tự học ở nhà, có sự kiểm tra, đôn đốc các trưởng thôn, bí thư chi bộ, đồng thời là uỷ viên Hội khuyến học xã. Ông Bùi Văn Phức, Chủ tịch UBND xã cho biết: Buổi đầu đánh trống, phong trào gặp phải không ít khó khăn, số lượng học sinh thực hiện theo tiếng trống chỉ có lèo tèo vài em vốn đã chăm chỉ học. Trước khó khăn đó, các thầy, cô giáo của các trường trên địa bàn xã cùng các uỷ viên của Hội chia nhau đi vận động, tuyên truyền. Đến nay, sau hơn một năm thực hiện, phong trào đã bước đầu đi vào chiều sâu, thu hút được sự quan tâm của mọi gia đình, 13/13 thôn của xã đều tuân thủ thực hiện. Các bậc phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình.

UBND xã Văn Sơn đã kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh và Hội KH xã, quản lý chặt việc học tập của các em cũng như thời gian rảnh rỗi ngoài giờ học. Bên cạnh đó, các uỷ viên trong Hội khuyến học của xã tại các thôn thường xuyên theo dõi sát sao, đi kiểm tra sau khi phát tiếng trống hiệu lệnh (mùa hè vào 19 giờ 30 phút, mùa đông vào lúc 8 giờ). Nếu phát hiện học sinh nào còn la cà, tụ tập, các uỷ viên của hội sẽ đến nhắc nhở và ghi vào sổ để giao cho cán bộ thôn. Cán bộ thôn có trách nhiệm ghi lại tình hình học tập của học sinh để có cách nhắc nhở. Ngoài ra, đây còn là một trong những tiêu chí để bình xét gia đình văn hoá. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng luôn nhắc nhở và tạo điều kiện để con em mình có điều kiện để học tập.

Đến nay, 100% các em ở tuổi đi học đều đến trường và không có tình trạng bỏ học giữa chừng. Năm học 2010 – 2011, xã Văn Sơn có 285 học sinh tiểu học, 207 học sinh trung học. Cũng trong năm học này, xã có 33 em học sinh giỏi cấp huyện, 4 học sinh giỏi cấp tỉnh. 134/285 em học sinh tiểu học đạt học sinh khá giỏi, và con số này ở trung học là 69/207 em. Tỷ lệ học sinh được lên lớp, chuyển cấp và đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%, nhiều em thi đỗ vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

Để khuyến khích các em học tập, Hội khuyến học xã đã thành lập quỹ thưởng cho các em có thành tích học tập cao, đó cũng là cách để động viên các em vươn lên trong học tập.

 

                                                                                                             Thanh Tuyền

 

Các tin khác

Thành phố Hòa Bình rự rỡ cờ hoa, băng zôn, khẩu hiệu chào mừng ngày bầu cử.
Ông Hà Công Bảy một trong số ít người đang còn sống được tham gia các hoạt động cùng những người lính Tây Tiến.
Con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp.
Đã vào mùa nóng nhưng khách hàng vẫn chưa vồn vã với các sản phẩm điện máy-điện lạnh.

Người dân Lạc Sơn khắc sâu hình ảnh người lính Tây Tiến

(HBĐT)- Tìm về nơi in dấu đoàn quân Tây Tiến năm xưa, chúng tôi được đồng chí Bùi Văn Mượt, Phó Chủ tịch Hội CCB và cán bộ Hội CCB huyện Lạc Sơn, xã Liên Vũ, Thượng Cốc giới thiệu, đưa đến thăm cụ Bùi Văn Chuôm, 82 tuổi ở xóm Cháy, xã Liên Vũ. Cụ Chuôm đã từng tham gia chiến đấu tại Trung đoàn 12 Hòa Bình - Trung đoàn thay thế Trung đoàn Tây Tiến sau khi Trung đoàn Tây Tiến tiến quân sang vùng căn cứ khác. Trong ngôi nhà sàn ấm áp của cụ Chuôm, những người lính cùng ôn lại kỷ niệm một thời hào hùng và những hình ảnh đẹp về người lính Tây Tiến.

Mơ một giấc ngủ tròn

(HBĐT)- Hơn 30 năm trước, ông Bùi Đức Hón, xóm Định II- xã Mãn Đức (Tân Lạc) đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Khi đất nước hòa bình, ông trở về với cuộc sống đời thường và xây dựng gia đình. Nhưng thật không may khi sinh ra đứa con không lành lặn. Bởi di chứng của chiến tranh, chất độc điôxin đã ngấm vào máu, từng ngày dày vò ông và đứa con trai tội nghiệp.

Sống mãi chiến thắng đồi bù

(HBĐT) - Gần 40 năm trôi qua nhưng lịch sử vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch Hội CCB xã Hợp Hoà (Lương Sơn). Đó là một ngày mùa đông, giá rét, sương mù dày đặc, cả vùng đất Hợp Hoà đang chìm trong đêm yên tĩnh. Lúc đó khoảng hơn 23h, bỗng có một tiếng nổ lớn vang lên. Chiếc máy bay F111 của không quân Mỹ đã bị tự vệ thủ đô bắn và rơi xuống xóm Suối Cỏ thuộc địa bàn xã Hợp Hoà.

Mỹ Hòa - Nơi ghi dấu chiến công anh hùng

(HBĐT) - Những trận đánh máy bay Mỹ của dân quân xã Mỹ Hòa không chỉ được ghi lại trong những trang sử hào hùng mà cho đến tận bây giờ, trận đánh đó vẫn luôn là một phần trong ký ức thuở trai trẻ hào hùng của những chiến sỹ dân quân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) khi xưa. Càng đặc biệt hơn, vào ngày 18/5/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba cho nhân dân, cán bộ và dân quân xã Mỹ Hòa vì “Đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong các trận chiến đấu với máy bay Mỹ”.

Ký ức một thời về Hòa Bình - Gia Định

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm gặp cụ Nguyễn Văn Hậu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB Hành chính tỉnh để lấy tư liệu viết về ngày giải phóng miền Nam (30-4), câu chuyện của cụ không còn sôi nổi, tràn ngập ký ức như trước nhưng những năm tháng Hoà Bình cùng cả nước lên đường đánh Mỹ vẫn được nhắc lại với sự trân trọng. Trong đó có hình ảnh một Hoà Bình với tình cảm keo sơn, kết nghĩa Hoà Bình - Gia Định trong những năm 60 của thế kỷ trước được cụ nhắc tới từ hình ảnh của người con miền Nam: bà Hồ Thị Bi, bác Tô Ký... những nhân chứng một thời hào hùng đó.

Hiểm họa từ những thuỷ điện mi ni

(HBĐT) - Cách UBND xã khoảng 10 km, thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) vẫn ngày đêm khắc khoải mong ước có điện thắp sáng thế nhưng cho đến nay, cả thôn vẫn chìm trong bóng đen của núi rừng. Trong “cái khó ló cái khôn”, để đối phó với tình trạng này, bà con đã giải quyết bằng cách làm các thủy điện mi-ni. Lợi ích của những công trình này đem lại là không phải bàn, tuy nhiên, trong khát khao có được chút ánh sáng ấy, bà con luôn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục