Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực cùng vợ và cháu gái bên dàn chiêng cổ của gia đình.
(HBĐT) - Người Mường biết đánh chiêng có hàng vạn, nhưng người biết giữ phách cho giàn chiêng và làm được việc dậyl chiêng thì đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt là dùng tay xoa vào núm chiêng để ngân lên tiếng thì độc nhất vô nhị chỉ có ông Nguyễn Văn Thực ở xóm Chăm, phường Thái Bình (TPHB). Người vừa biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc Mường, vừa biết làm nhà táng, đồ mỹ nghệ thì cũng chỉ có già Thực. Ông như một “bảo tàng sống” về văn hóa Mường.” - Đó là nhận xét của NSƯ.T, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh về người nghệ nhân đầu tiên của tỉnh vừa được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam.
Hành trình sưu tầm chiêng cổ
Từ khi mới 12 tuổi, trong khi chúng bạn còn mải mê với trò đánh khăng thì cậu bé Nguyễn Văn Thực đã say mê chiêng. “Tôi thường đi theo bà cô là thành viên đội văn nghệ xã Thái Bình đến những đêm diễn, hội sắc bùa để xem các bà đánh chiêng. Nhiều lúc thích chiêng quá liền chạy luồn ra phía sau gõ peng một cái rồi chạy biến. Thế rồi, khi về nhà, tôi cứ nằng nặc nhờ bà cô dạy cách đánh và lân la đến những người cao niên khác trong làng để học. Những ngày đầu chỉ làm quen với chiêng tủm, đánh mãi rồi mới tập sang chiêng khầm, chiêng cái, chiêng tlé. Học đánh chiêng rồi bị chiêng hút hồn từ lúc nào không hay, chỉ biết rằng nghe thấy tiếng chiêng là đôi mắt sáng lên, đôi chân háo hức bước nhanh.”- Ông Thực nhớ lại. Niềm đam mê đã sớm giúp cậu bé Thực thuần thục nhiều bài chiêng cổ. Đến năm 17 tuổi, chàng trai Mường xóm Chăm đã được vào đội văn công xã và không thể nhớ nổi mình đã tham gia biểu diễn bao nhiêu lần. Từ hội đánh cá, đi săn đoọc moong, kéo gỗ, đám cưới, đám ma, hội xắc bùa, mừng nhà mới đến việc tế lễ ở đình làng đều không thể thiếu vắng ông. Sau 2 năm vào đội, đến năm 1958, ông đã được bầu làm đội trưởng. Đội của ông đã tham gia biểu diễn chào mừng Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1959 và nhiều buổi cho các đoàn khách Trung Quốc. Tiếng chiêng của đội còn góp mặt tại các đợt tiễn quân ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc. Hồn chiêng đã góp sức cổ vũ tinh thần, bản lĩnh của các chiến sĩ. Họ mang theo hồn cốt văn hóa dân tộc ra chiến trường để tăng thêm sức mạnh chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hiểu chiêng, yêu chiêng nên ông thấy trăn trở khi vào những năm 1990 của thế kỷ trước, nhiều gia đình cứ ùn ùn bán chiêng với giá rẻ như bèo. ông đã bàn với vợ bán trâu, lợn, gà dành tiền mua lại những chiếc chiêng cổ. Bước chân của ông in dấu khắp cả 4 vùng Bi, Vang, Thàng, Động, đến cả Đà Bắc, Mai Châu, Sơn La chỉ với mong muốn giữ lại vật báu của cha ông. Ròng rã mấy năm, ông cũng tìm được 20 chiếc chiêng có âm vực khác nhau. Tuy nhiên, tìm mãi cũng không thấy chiếc chiêng cái - chiêng có âm vực cao nhất để dẫn nhịp cho cả dàn chiêng. Sau nhiều năm lặn lội khắp nơi, ông đoán rằng chiếc chiêng cái quý giá không còn trong bản làng của người Mường. Có người mách ở Đông Sơn (Thanh Hóa) có làng đúc là cái nôi đúc chiêng cho người Việt - Mường cổ nhưng rồi cũng chỉ có những chiếc chiêng mới. Có lẽ bí quyết đúc chiêng cái cổ đã bị thất truyền nhưng trời đã không phụ công người tâm huyết, trên đường về đến huyện Cẩm Thủy, ông đã tình gờ gặp một người buôn chở một chiếc chiêng cái cổ. Nhưng khó khăn lại thử ông khi vào năm 1994, cái giá 1.800.000 đồng là quá lớn (tương đương 2 con trâu). Dẫu vậy ông nghĩ rằng, tiền có nhiều đến mấy thì cũng làm ra được nhưng không có chiếc chiêng cái cổ thì người Mường để mất một tài sản quý giá của cha ông. Vậy là tổng cộng ông phải bán 6 con trâu, 5 con lợn và hết đàn gà, vịt khoảng 40 triệu đồng mới mua được dàn chiêng 20 chiếc.
“Bảo tàng sống” về văn hóa Mường
Ông Thực dù chưa qua một trường lớp nào về âm nhạc nhưng lại có biệt tài thẩm định âm thanh, đặc biệt là tài dậyl chiêng. Sau khi rửa tay sạch, lau khô, ông dùng lòng bàn tay xoa vào núm chiêng từ phải qua trái và ngược lại. Tư thế hơi nghiêng, mắt nhìn xuống chiêng rồi từ từ nhìn lên cao, lòng người từ tĩnh tại đến rung động và như lạc vào hồn chiêng khi âm thanh bắt đầu dậy lên. Được chứng kiến hình ảnh, âm thanh đó mới thấy bàn tay ông như có phép thuật. Khi xoa thì chiêng dậy tiếng vang vọng, khi chậm lại thì lắng đọng, nhẹ nhàng như hơi thở. Nhịp phách ấy cứ khe khẽ dẫn người nghe hòa vào từng giọt cảm xúc. Phải là người có đôi tai tinh tế, đôi tay tài hoa đến độ điêu luyện thì mới tạo ra âm thanh luyến ái đến vậy! Thoạt đầu nhìn có vẻ đơn giản nhưng một số người thích khám phá và ngay cả những người biết đánh chiêng cũng nhiều lần thử nhưng đều không làm được như ông. Nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh khi nghe cũng phải thốt lên rằng, ở Hòa Bình chỉ có một vài người thực hiện được việc dậyl chiêng nhưng xoa vào núm để lên tiếng thì độc nhất vô nhị chỉ có ông Thực làm được. Người Mường quan niệm, chiêng là vật linh thiêng, cũng có hồn như con người. Lâu ngày không sử dụng hồn chiêng sẽ ngủ, muốn đánh lại phải làm nghi thức dậyl chiêng. âm thanh của chiêng cái chính là giữ nhịp cho cả dàn chiêng và việc quan trọng của người dậy chiêng là dẫn không cho dàn chiêng loạn nhịp. Với tài nghệ của mình, ông Thực là người đảm nhiệm tốt nhất việc giữ phách cho cả dàn chiêng 1.400 chiếc tại Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Màn biểu diễn này đã được sách kỷ lục Việt Nam công nhận là màn trình tấu cồng chiêng lớn nhất và được bè bạn gần, xa nức tiếng khen ngợi. Với lòng say mê học hỏi, ông đã thuộc được những bài chiêng cổ của người Mường: pắc pôông pắc hoa, đi đường, bến rậm sông bờ, chầm khầm, pôông trẳng pôông vèng, pôông hai, pôông ba, đùm đim rước đuốc. Ngoài 9 bài chiêng cổ, ông còn đánh được nhiều bài chiêng mới và đánh đệm cho hát thường rang, bọ mẹng cùng các bài hát khác. ông còn có tài biểu diễn thuần thục nghệ thuật thổi sáo ôi với các bài như: gọi bạn đêm khuya, thổi đệm cho các bài hát thường rang, bọ mẹng, rằng thường, thức rang, thức rường, hát ru... Các loại đàn tam, kèn đám ma, sáo ngang, sáo dọc, trống... ông đều có thể tấu lên làm mê say lòng người thưởng thức. ông cũng có thể tự chế tạo ra các loại nhạc cụ dân tộc cung cấp cho các đội văn nghệ và nhân dân các vùng Mường. Nhìn ông thoăn thoắt đôi tay làm cung, nỏ, tên và nhiều vật dụng cổ khác của người Mường, chúng tôi biết rằng ông còn có tài làm đồ mỹ nghệ từ tre, vầu. Sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho các khu du lịch lớn trong tỉnh, trong nước. Trong ngôi nhà sàn cũ kỹ dưới chân dốc Cun của ông giờ đây là nơi cất giữ những di sản văn hóa Mường. Đây thực sự là một bảo tàng sống động chứa đựng cả giá trị vật chất, tinh thần và nhân văn.
Hết lòng gìn giữ vốn văn hóa dân tộc
Với mong muốn góp phần gìn giữ vốn văn hóa dân tộc, ông Thực đã thành lập đội văn nghệ để truyền dạy cho những người trong xóm cũng như những ai yêu thích. Để tập hợp ít nhất 12 tay chiêng trong hội xắc bùa, ông phải đi vận động không biết bao nhiêu ngày. Người phản đối, người ủng hộ, cuối cùng thì ông cũng lập được một đội gồm cả vợ, cháu gái. Vợ ông, bà Đinh Thị Thiện thấy ông quên ăn, quên ngủ say sưa với chiêng, đàn hát ban đầu cũng phàn nàn nhưng được ông dạy rồi cũng mê luôn lúc nào không hay. Thỉnh thoảng vào buổi tối, trong căn nhà sàn lại ngân vang tiếng chiêng, tiếng hát, tiếng sáo. Theo ông, nghệ thuật đánh chiêng, trình tấu chiêng phải rèn luyện đúng cách mới hay, tiếng mới ấm, vang xa lay động lòng người. Qua bao ngày đêm miệt mài, ông đã dạy cho nhiều người biết đánh chiêng, trong đó không ít người đã trở thành nghệ nhân giỏi như các chị: Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thị Bịnh, Nguyễn Thị Viền... ông còn dạy thổi sáo, đánh đàn tam cho hàng chục người và hiện đang tiếp tục dạy cho 10 cháu lên 10 tuổi. Đội văn nghệ do ông làm đội trưởng đã tham gia nhiều buổi diễn, trình tấu trong, ngoài tỉnh và đạt được nhiều giải cao. Tiêu biểu từ năm 1999 đến nay, đội đã trình tấu cho nhiều đoàn nghiên cứu ghi âm; biểu diễn trước đoàn khách các nước Mỹ, Pháp, Thái Lan, Singapore; tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mường, hội báo xuân toàn quốc, Đại hội Đảng bộ tỉnh và nhất là Lễ hội cồng chiêng tỉnh lần thứ I. Thành viên của đội là chủ lực đánh giai điệu, đội các huyện khác chỉ đánh đôn. Bởi vậy, không riêng gì nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh mà nhiều nhà nghiên cứu, chuyên môn khác đều nhận xét: ông là người hoạt động nghệ thuật lâu và trách nhiệm, 76 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia các lễ lớn, nhỏ của tỉnh. ông đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu quý cho các nhà nghiên cứu. Danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Tạm xa nơi thành thị náo nhiệt, chúng tôi ngược dốc lên đón xuân, vui tết nơi vùng cao Đà Bắc. Khi chúng tôi đến bến Hiền Lương, trời còn lất phất mưa. Mặt hồ sương mù dày đặc. Những đám mây trên núi nặng trịch cộng với cái rét khô khô như mảnh cật nứa cứa vào da thịt đến khó chịu. Thế mà đến 19h, trời khô ráo. Thời tiết dường như biết chiều lòng người đón giao thừa.
(HBĐT) - Khi những nụ đào rừng chớm nở, báo hiệu mùa xuân mới đang về trên khắp các bản làng, cũng là lúc cán bộ và nhân dân bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vui mừng được đón nguồn điện lưới quốc gia kéo về thắp sáng đến từng nhà trong bản.
(HBĐT) - Dù đã khá lâu, chúng tôi mới có dịp trở lại Đồi Thung nhưng thật bất ngờ khi vừa gặp mặt cả Bí thư chi bộ xóm Bùi Văn Dích, Trưởng xóm Thung I Bạch Công Nghiu và Trưởng xóm Thung II Bùi Văn Dẩn đều nhớ lời hẹn ước khi Đồi Thung tròn 100 năm khai phá tôi sẽ trở lại, vậy nhưng ngày đấy cũng đã trôi xa. Tuy thế, ở nơi cao nhất xứ Mường với đỉnh núi Cốt Ca cao 1.073 m so với mực nước biển vẫn còn nguyên cái tình người ấm áp dù cho sự xa cách đã được tính bằng những năm tháng dài.
(HBĐT) - Bẵng đi mấy thập kỷ, người ta không còn nhắc nhiều tới cuộc thi “Hoa hậu xứ Mường” hay những cái tên Quách Thị Tẻo, Đinh Thị Nụ, những bông hoa của núi rừng đã được vinh danh là hoa hậu xứ Mường của những năm Pháp thuộc. Cho đến khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, cùng với trào lưu của xã hội, Hòa Bình cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi người đẹp với những tên gọi khác nhau. Hơn 10 năm qua, đã có thêm khá nhiều người con gái đẹp của đất mường được vinh danh. Điều đáng mừng là sau cuộc thi, những bông hoa rừng ấy đã luôn nỗ lực hết mình giữ gìn danh tiếng để sắc đẹp của mình mãi mãi được tôn vinh.
(HBĐT) - Đã từ rất lâu, đối với không ít gia đình người Mường ở Hoà Bình, nhắc đến ngày Tết dường như không thể thiếu hương vị của rượu cần. Được làm từ men say của đại ngàn và gửi gắm vào đó sự khéo léo của người phụ nữ Mường, nên rượu cần luôn có một hương vị thật đặc biệt. Đó là một thức uống tâm linh không thể thiếu trong những ngày Tết. Những người con của đất Mường hôm nay không chỉ gìn giữ mà luôn ấp ủ một ước vọng mang men say lòng hiếu khách ấy đến với bạn bè cả nước.
(HBĐT) - Cách đây hơn 20 năm (năm 1991), sau thời kỳ tái lập tỉnh, nữ ca sĩ nghiệp dư Kiều Dung (Kim Bôi) được nhiều người hâm mộ biết đến với giải thưởng: Huy chương vàng Sơn Ca toàn quốc.