Nghệ nhân Đinh Kiều Dung (người đi đầu) cùng các diễn viên, nghệ nhân Kim Bôi tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I.

Nghệ nhân Đinh Kiều Dung (người đi đầu) cùng các diễn viên, nghệ nhân Kim Bôi tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I.

(HBĐT) - Cách đây hơn 20 năm (năm 1991), sau thời kỳ tái lập tỉnh, nữ ca sĩ nghiệp dư Kiều Dung (Kim Bôi) được nhiều người hâm mộ biết đến với giải thưởng: Huy chương vàng Sơn Ca toàn quốc.

Sau đó, khá nhiều hội diễn, các cuộc thi đơn ca cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, chị luôn là sự lựa chọn số 1 của Kim Bôi với sự tin tưởng. Trong bộ trang phục dân tộc Mường, người phụ nữ Mường Động đó đã chinh phục những người yêu nghệ thuật bằng giọng ca trong sáng, đậm chất dân gian. Thời gian dần trôi, sau hơn 20 năm, nhan sắc đằm thắm một thời đã phần nào nhạt phai nhưng niềm đam mê nghệ thuật dân gian, nghệ thuật văn hóa Mường chẳng hề phai giảm. Chị đã, đang tiếp tục nuôi dưỡng, thực hiện tình yêu của mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.  

Từ chuyện lớp hát, lớp cồng ở xóm Bo… 

 

Gặp lại chị khi dư âm những ngày văn hoá đặc sắc chào mừng Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất vẫn lắng đọng. Thế nhưng, chị vẫn bồi hồi tâm đắc: Là con em người Mường Hoà Bình, mình thấy xốn xang, tự hào vô cùng khi được đại diện cho Mường Động đến với ngày hội. Vui hơn nữa khi thấy lứa đàn em, đàn cháu mình cùng đoàn Kim Bôi có những cảm nhận sâu sắc về văn hoá Mường Hoà Bình. Có em nói một câu mà mình cảm động mãi: Được khoác lên mình bộ trang phục dân tộc Mường, đánh cồng chiêng và hát dân ca Mường; được chứng kiến đoàn đoàn, lớp lớp phụ nữ, thiếu nữ dân tộc đánh cồng trên đường phố Hoà Bình, thấy hãnh diện vô cùng.

 

Câu chuyện dần lần ngược về năm 2004, khi chị đặt những viên gạch đầu tiên cho lớp học “đánh cồng chiêng và hát dân ca Mường” ở xóm Bo (xã Kim Bình) quê hương. Mở lớp không hẳn vì chị là “hội viên văn nghệ dân gian”, không hẳn vì khả năng truyền giảng và dồi dào về vốn cổ mà xuất phát từ điều thẳm sâu: làm sao văn hoá Mường không phôi phai, tàn lụi mà luôn bền vững, phát triển cùng năm tháng. Điều đó được chị hiểu cụ thể: con em người Mường phải biết hát dân ca Mường, biết đánh cồng Mường. Trang phục dân tộc Mường với những dây bạc xà tích rong reng, “đênh” xanh thắt eo người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp sơn nữ đang bị đời sống đương đại lấn át và nhà sàn của người Mường cũng mất dần chỗ đứng thì điều níu kéo lại phải bắt nguồn từ đời sống tâm hồn của người Mường. Vì thế, chị đã âm thầm thực hiện những kế hoạch của mình. Biết được dự định đó, con em người Mường ở xóm Bo hào hứng chờ ngày được hát những điệu dân ca, được cầm trên tay vật báu hồn thiêng mà cha ông để lại. Thế rồi, vào những đêm cuối tuần ở xóm Bo đã trở thành những đêm văn nghệ sôi động, hào hứng. Khoảng 20 em nhỏ từ 6-14 tuổi đã được cô Dung dạy những bài “Ru ún”, “Mời trầu”, “Lời ru ban đêm”, “Lời ru ban ngày” theo lối hát của người Mường trong cuộc sống thường ngày cùng các bài cồng người Mường Động, Mường Bi từng có. Tiếng lành đồn xa, các cháu, các em ở các xóm khác như xóm Lạng, Lục Đồi, Bãi cũng nài bố mẹ đèo xe đến để “thụ giáo”. Nhưng vì những lý do khác nhau như: không có địa điểm bảo đảm cho việc thu nạp các học viên nhí cũng như phương tiện tập luyện: trang âm, thiết bị và nhất là không đủ lượng cồng chiêng cho các cháu tập (bộ có 8 chiếc do các cụ cao tuổi cho mượn nhưng đã hỏng 3 chiếc) nên các cháu ở xóm khác đành phải nén lòng chờ đợi.  Từ năm 2004 đến nay, lớp cô Dung nếu tính kỹ ra, cũng cho tốt nghiệp từ 6-7 lượt với trên 30 học viên được theo học hát dân ca và đánh cồng. Nhiều em đã trưởng thành nhanh chóng, đủ sức là bạn diễn của chị tại các ngày hội văn hoá, các ngày lễ kỷ niệm của huyện, của tỉnh như Bùi Thuý Ngần, Bùi Thuỳ Linh. Điều chị mừng nhất là nhiều diễn viên trẻ sau khi học ở xóm Bo đã đi học, đi làm ở nhiều nơi trong, ngoài tỉnh vẫn phát huy được vốn mà chị truyền dạy và đem đến cho người xem, người nghe thưởng thức những làn điệu, bài cồng Mường nhiều cảm xúc. Lứa nghệ nhân nhí hôm nay như Bùi Thu Hà, Bùi Thị Bảo... cũng đang đồng hành cùng chị trong những buổi học đầy hứng thú và say mê... Phòng VH-TT huyện Kim Bôi (nơi chị công tác) và những người tâm huyết với văn hoá Mường ở vùng Tứ Động (các bố, các mế ở Kim Bình, gia đình, người thân...) vẫn tiếp tục quan tâm, động viên, ủng hộ chị trên con đường đã chọn, dù có muôn vàn khó khăn, thách thức...

 

Đến những trăn trở và dự định...

 

Đã có lúc nào chị hết đam mê và thấy mệt mỏi? Câu trải lòng của chị: Vẫn đau đáu, trăn trở với việc mở lớp vì vẫn vẹn nguyên niềm đam mê nhưng cũng có lúc mỏi mệt. Có lúc khát khao một bộ cồng đủ các sắc âm để dạy cho các cháu được vẹn đầy hơn nhưng cũng không dễ dàng. Thế điều ước của chị? Chị Dung chân thành chia sẻ: Chỉ muốn có được sự chỉ đạo, điều hành của ngành chức năng, của huyện về việc mở lớp cho các bạn trẻ. Kèm theo là các điều kiện về hoạt động mở lớp (ví dụ như có chút kinh phí để trang trải nước nôi cho lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học). Nếu mỗi huyện có được 1 lớp thôi cũng là nền tảng quý giá lắm rồi bởi vì không chuẩn bị từ hôm nay, lớp trẻ sau này sẽ xa lạ với vốn quý cha ông để lại. Nhìn ngay ở Kim Bôi, nhiều nghệ nhân dân gian vì tuổi cao, sức yếu đã qua đời, để lại một khoảng trống cho những người tiếp nối. Nếu không làm nữa, sự tiếp nối cũng dừng lại. Anh Nguyễn Quang Huy, Phó phòng VH-TT huyện Kim Bôi tiết lộ thêm: Chị Dung đang ấp ủ dự định sẽ phối hợp với trường DTNT huyện mở thí điểm giống như mô hình ở xóm Bo. Chỉ cần mỗi tuần một lần, các em có thể được học, được cảm nhận về dân ca, cồng Mường. Nếu mở được 3 lớp  (1 lớp có khoảng 15-20 em), các em sẽ là nhân tố cho việc truyền dạy cho nhiều nơi khác trên địa bàn huyện. Nhưng đấy cũng chỉ là ý tưởng và khó thành công nếu không có sự đồng hành chung của các cấp, ngành hữu quan. Chị cũng sợ điều ấy là xa vời vì ngay như điều đơn giản nhất là lớp học cần có 1 bộ cồng chiêng cũng không dễ dàng có, giống như tình hình đang diễn ra ở lớp học xóm Bo. Dẫu vậy, chị vẫn tin và hy vọng, tỉnh sẽ có những động thái tích cực sau lễ hội văn hóa cồng chiêng hoành tráng vừa qua.

 

 

                                                                                  Văn Tưởng

 

Các tin khác

(Ảnh minh họa)
Các
Tết của người Mông được ví như một cuộc triển lãm văn hóa với những sắc thái, những mảng màu đan xen một cách độc đáo và cuốn hút.
Ở nơi giao hòa giữa trời đất, Thung Mài hiện ra ngỡ ngàng thật lạ, thật đẹp, thật bình yên.

Khúc hát ở thung lũng Hang Kia (kỳ 1)

(HBĐT) - Đã từng được nghe nhiều những giai điệu khèn Mông tình tứ nhưng chưa khi nào chúng tôi thấy điệu khèn lại man lên cái giai điệu da diết, chân tình và đầm ấm như khi được nghe chính đôi môi Khà A Lau, Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia (Mai Châu) cất lên. Giai điệu ấy như tan vào sương, hòa cùng gió nhẹ lướt trên những cánh đào bung nở trong nắng sớm. Như một sự bừng tỉnh của miền sơn cước trong nắng mai.

Nâng cao mức sống người dân vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Để bù đắp những hy sinh nhà cửa, ruộng vườn của người dân vùng hồ sông Đà vì dòng điện của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã triển khai Dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà đã kết thúc 2 giai đoạn. Hiện nay đang tiếp tục triển khai giai đoạn 3, hướng tới mục tiêu giải quyết căn bản những khó khăn, phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân bền vững, nâng cao mức sống người dân vùng hồ.

Cao Phong - Mùa cam “trả vàng”

(HBĐT) - Cao Phong vào vụ cam mới ngọt ngào đầy ắp niềm vui. Suốt dọc đường thị trấn nhuộm vàng sắc cam. Nắng ấm đầu đông chan hòa, ấm áp đem lại những vườn cam trĩu quả vàng xuộm. Thương lái mua hàng rộn rã. Vùng cam hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Cam vàng nặng trĩu được mùa, được giá đang trả nghĩa mồ hôi, công sức người vun trồng.

Khát khao tạo dựng thương hiệu cho quê hương

(HBĐT) - Một nắm ngô từ bàn tay người thanh niên được tung lên, chưa kịp chạm mặt đất, hàng ngàn con gà lông óng vàng, mượt mà từ đâu lao đến quây lấy chủ. Phía bên có đến cả trăm chú lợn rừng lai với lợn bản địa mũm mĩm to có, nhỏ có từ trong các lùm cây, trên những vách đá nhọn hoắt lao về bu lấy hàng rào dây thép cạnh trại gà... Đó là khung cảnh án tượng khi chúng tôi đến thăm gia đình anh Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Theo dấu chân những người làm chiếu bóng

(HBĐT) - Trong màn đêm dần buông, dọc những đường mòn bên sườn núi, ánh đèn pin soi đường cho những đôi chân quanh năm quẩn quanh với ruộng vườn. Từ các ngả đường, người dân xóm Cạn 2, xã Xuân Phong (Cao Phong) đổ về nhà văn hóa, nơi những người làm chiếu bóng thuộc Trung tâm Điện ảnh Băng hình tỉnh chiếu phim phục vụ.

“Kỹ sư” lúa ở Mường Bi

(HBĐT) - Cũng có dáng vẻ lam lũ, hiền lành, chất phác như bao người nông dân ở xứ Mường Bi. Cũng lăn lộn với đồng đất quê hương, với từng hạt lúa, củ khoai. Nhưng ở ông lại có một điều đặc biệt. Đó là tình yêu, đam mê với các giống lúa, ruộng đồng. Với tình yêu và niềm đam mê đó, ông đã lai tạo, phục tráng thành công nhiều giống lúa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đồng đất quê mình. Nhiều người vui miệng bảo ông là “kỹ sư” lúa. Đó là ông Bùi Cao Tường ở xóm Cộng 3, xã Quy Hậu (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục