Mặc dù bị khuyết tật đôi mắt nhưng ông Ngởi làm việc như một người bình thường.

Mặc dù bị khuyết tật đôi mắt nhưng ông Ngởi làm việc như một người bình thường.

(HBĐT) - Lên 3 tuổi, ông Bùi Văn Ngởi ở xóm Khuyển, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) bị bệnh tật cướp đi đôi mắt. Mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày đến ra đồng cày, cấy đều tự ông làm bằng đôi tay của mình. Bằng đôi tay của mình, ông đã tạo dựng được cơ nghiệp và xây dựng được mái ấm gia đình luôn tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

 

Sống bằng đôi tay

 

Hôm chúng tôi đến thăm, nghe tiếng có khách lạ, ông Ngởi đi cầu thang xuống nhà sàn phăng phăng. Nếu không nhìn vào đôi mắt của ông thì chẳng ai nghĩ ông là người khuyết tật đôi mắt. Mời khách lên nhà, ông tự mình đun nước, pha trà như một người mắt sáng. Qua câu chuyện chúng tôi mới được biết ông có một tuổi thơ đầy cơ cực. ông sinh năm 1952 trong một gia đình có đông anh em. Năm ông lên 3 tuổi, ông bị bệnh nặng. Bố mẹ chạy chữa khắp nơi cũng không thể lấy lại đôi mắt cho ông. Từ đó, ông chẳng nhìn thấy gì. Tuổi thơ ông lớn lên quanh quẩn trong ngôi nhà sàn. Nhà nghèo nên chuyện bát cơm, manh áo cho cả gia đình đông con càng vất vả. Thương bố mẹ, ông cố gắng làm mọi việc giúp gia đình. Bị hỏng đôi mắt nên mọi việc ông đều rất chậm và khó khăn, từ việc tập đi, xác định hướng đi và thuộc hết các ngóc ngách trong nhà. ở nhà chưa đi làm xa được, ông trông em, vào bếp giúp bố mẹ.

 

Quen dần với việc nhà, ông theo bạn vào rừng lấy nứa, lấy măng cải thiện cho gia đình. Quả thực, ông trời thật công bằng không lấy đi của ai tất cả mọi thứ bao giờ. ông trời đã lấy đi của ông Ngởi đôi mắt nhưng bù lại, cho ông thính giác nhạy bén hơn bất cứ người nào khác. Ngày đầu, ông vác cày đi ra đồng chẳng ai nghĩ là ông có thể cày được ruộng. Dần dần thành quen, không ngờ từ việc dắt trâu đi đúng ruộng nhà mình đến đúng đường cày, ông đều làm như người sáng mắt. Đến độ tuổi thanh niên, ông Ngởi trở thành trụ cột trong gia đình. Mỗi khi đến mùa vụ, ông vác cày ra ruộng cày, cấy, gặt như một người bình. thường. Với bản tính chăm chỉ, nỗ lực, ông còn làm hơn một người bình thường. Nhìn mảnh vườn trước nhà sàn với những hàng rào thẳng tắp, cọc tre được đóng đều đặn và khá thẩm mỹ, vợ ông khoe: “Do ông ấy tự làm hết đấy, đóng cọc rào vườn không cần đo đạc gì mà hàng rào vẫn thẳng tắp và đều như được ngắm bằng mắt thợ”.

 

Hạnh phúc khi biết yêu thương

 

Khuyết tật đôi mắt nên ông Ngởi chỉ quanh quẩn ở xóm. ông làm việc quần quật suốt ngày, vào ngày mùa, ông ra đồng làm việc, rảnh rỗi vào rừng chặt gỗ, đốn củi. Tuy chăm làm, nhiều cô gái để ý nhưng mấy ai dám lấy một người khuyết tật như ông. Giấc mơ về một mái ấm gia đình cứ chôn chặt trong lòng ông theo năm tháng. Một lần, có người hàng xóm giới thiệu ở xóm bên cạnh có người phụ nữ tên Khăm, chồng mất sớm muốn lập gia đình. ông đánh liều nhờ bạn dẫn sang thăm nhà bà Khăm. Lần đầu gặp bà Khăm, ông chỉ nghe được tiếng nói dịu dàng đã thấy “kết” ngay.  ông thương bà vất vả cảnh chồng mất sớm, một mình lại đang nuôi con nhỏ.  Sau vài lần sang chơi, ông mạnh dạn cầm tay bà Khăm và ngỏ lời: Tôi thương Khăm thật lòng. Nếu Khăm không chê tôi dị tật. Tôi sẽ bảo cha mẹ sang thưa chuyện. Bà Khăm “ưng cái bụng” nhưng ngại hai đứa con riêng không còn nơi nương tựa khi bà đi lấy chồng. Thấy bà ngần ngại, ông bảo: Tôi coi chúng như con của mình. Nếu Khăm không chê tôi nghèo, tôi sẵn lòng đón chúng về nhà tôi ở chung một nhà. Sau cái đêm đó, gia đình 2 bên đã đồng ý cho đôi trẻ về ở với nhau. Trong buổi đón dâu, ông còn đón luôn cả 2 đứa con riêng về nhà mình. Ngôi nhà sàn nhỏ vốn chật chội, giờ có thêm 3 người nữa càng thêm chật chội. Rồi ông bàn với vợ, mình cố gắng ở chung một năm, tôi sẽ lên rừng đốn gỗ về dựng ngôi nhà mới cho riêng mình.

 

Từ hôm đó, ngoài việc ruộng, vườn, ông vào rừng hạ gỗ rồi chuyển về nhà. Cây nhỏ ông tự vác về. Cây to ông nhờ anh em lên khiêng giúp. Sau gần một năm, số gỗ ông tích góp lại đã đủ cho việc dựng ngôi nhà mới. Có vợ, con ông lại càng làm việc vất vả hơn. ông lo cho con riêng từng bữa ăn đến giấc ngủ giống như người cha đẻ. Những lúc ốm đau, ông lặn lội vào rừng tìm lá thuốc rồi thức cả đêm sắc thuốc cho chúng uống. Mùa hè thức quạt mát cho con. Mùa đông ủ chăn ấm cho chúng ngủ. Cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của ông Ngởi, bà Khăm thầm cảm ơn ông trời đã đưa ông đến với bà. Hôm vợ chồng ông khánh thành nhà mới lại đón nhận tin vui là đứa con đầu lòng của ông bà chào đời. ông Ngởi nhớ lại, nghe thấy tiếng đứa trẻ khóc khi vừa sinh ra, tôi mừng lắm. Cái cảm giác được làm bố thật lạ. Nghe vợ tôi nói là mắt nó sáng lắm. Tôi vẫn chưa tin, dùng tay sờ thử lên đôi mắt của đứa bé mới tin là nó không bị giống bố.

 

 Nhà có thêm người, ông không ngừng vỡ ruộng hoang, trồng trọt, tăng gia sản xuất nhằm kiếm cái ăn cho cả nhà. Không đọc được sách nhưng ông rất chịu khó nghe đài. Qua đó, ông học được cách trồng cây ngô cho bắp to, tra hạt lúa cho nhiều thóc, nuôi con gà, con lợn chóng lớn... Nhiều người sáng mắt kiếm cái ăn cho cả nhà đã khó, vậy mà ông Ngởi không để vợ con phải đói bữa nào. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, đến nay, ông bà đã có 4 người con chung. Gánh nặng gia đình đổ dồn lên đôi vai ông Ngởi. Khi 6 đứa con cả chung và riêng đều khôn lớn, ông lo cho chúng được học hành đến nơi, đến chốn. Từ ngày ông bà lấy nhau đến nay đã 30 năm có lẻ nhưng chưa bao giờ ông bà nặng lời với nhau. Họ như một cặp trời sinh vậy. Mọi việc từ nhỏ đến lớn, ông bà đều có sự bàn bạc cho kỹ và chỉ đưa ra quyết định khi có sự thống nhất của cả vợ chồng. Vượt lên trên hết đó là tình yêu mà 2 người dành cho nhau. Những lúc vui cũng như lúc buồn, họ luôn biết cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi.

             

 

 

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác

Gia đình những người nhiễm HIV ở xóm Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn)  đã lấy lại niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.
Nuôi cá lồng - thế mạnh phát triển kinh tế của Hiền Lương.
Có điện, người dân xóm Nước Ruộng đầu tư mua máy xay xát làm dịch vụ.
Cuộc sống giữa mây ngàn ở đỉnh Thung đã có nhiều đổi thay.  Khúc nhạc vui tấu lên giữa cuộc sống yên bình  của người Đồi Thung.

Người đẹp xứ Mường xưa và nay

(HBĐT) - Bẵng đi mấy thập kỷ, người ta không còn nhắc nhiều tới cuộc thi “Hoa hậu xứ Mường” hay những cái tên Quách Thị Tẻo, Đinh Thị Nụ, những bông hoa của núi rừng đã được vinh danh là hoa hậu xứ Mường của những năm Pháp thuộc. Cho đến khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, cùng với trào lưu của xã hội, Hòa Bình cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi người đẹp với những tên gọi khác nhau. Hơn 10 năm qua, đã có thêm khá nhiều người con gái đẹp của đất mường được vinh danh. Điều đáng mừng là sau cuộc thi, những bông hoa rừng ấy đã luôn nỗ lực hết mình giữ gìn danh tiếng để sắc đẹp của mình mãi mãi được tôn vinh.

Để thương hiệu rượu cần vươn xa

(HBĐT) - Đã từ rất lâu, đối với không ít gia đình người Mường ở Hoà Bình, nhắc đến ngày Tết dường như không thể thiếu hương vị của rượu cần. Được làm từ men say của đại ngàn và gửi gắm vào đó sự khéo léo của người phụ nữ Mường, nên rượu cần luôn có một hương vị thật đặc biệt. Đó là một thức uống tâm linh không thể thiếu trong những ngày Tết. Những người con của đất Mường hôm nay không chỉ gìn giữ mà luôn ấp ủ một ước vọng mang men say lòng hiếu khách ấy đến với bạn bè cả nước.

Những trăn trở và khát vọng của nữ nghệ nhân Mường Động

(HBĐT) - Cách đây hơn 20 năm (năm 1991), sau thời kỳ tái lập tỉnh, nữ ca sĩ nghiệp dư Kiều Dung (Kim Bôi) được nhiều người hâm mộ biết đến với giải thưởng: Huy chương vàng Sơn Ca toàn quốc.

Sắc đào Thung Mây

(HBĐT) - Tôi đã nhiều lần đến với xã vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) nhưng chưa một lần được ngắm mùa hoa đào nở. Chỉ thấy những người bạn xuýt xoa: Đẹp lắm, nên thơ lắm! Lần này, tôi chọn đúng mùa xuân để ngược dốc lên với vùng đất mộng mơ, quyến rũ này.

Chuyện cổ tích có thật về tình yêu thương

(HBĐT) - “Họ xứng đáng là những người được vinh danh cho những đóng góp, hy sinh của mình trong suốt 20 năm qua kể từ khi Trung tâm được thành lập cho đến nay. Họ chính là những người đã viết nên câu chuyện cổ tích có thật về tình yêu thương”. Nói về các “mẹ” tại làm công tác chăm sóc trẻ sơ sinh, ông Ngô Ngọc Thu, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) tỉnh trải lòng.

Tết Mông - theo gió gọi mùa xuân về

Năm nay hoa đào nở sớm. Khi những nhánh đào nứt mầm, trổ nụ bung những cánh hoa phớt hồng rung rinh trong gió núi cũng là lúc người Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) rộn ràng đón xuân về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục