(HBĐT) - Bao nhiêu năm nay có một người phụ nữ sống trong xóm nhỏ heo hút ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ ngày ngày bán xôi sáng ở đầu xóm. Lúc rảnh rỗi, bà lại trồng hoa hồng và chăm con mèo cho khuây khoả nỗi nhớ cha. Nhưng ít ai biết được quá khứ của bà và người cha là ông Schulze, người Đức đã có nhiều cống hiến cho cách mạng.
Năm 1946, Verner Schulze (ảnh), một người Đức bị bắt đi chiến đấu trong đội quân lê dương của Pháp. Nhưng qua thời gian chiến đấu ông nhận thấy đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa đi cướp bóc dân tộc khác nên ông có cảm tình với quân đội Việt
Bà nguyễn Việt Hoa, con gái của người lái máy bay đầu tiên cho không quân Việt Nam với những bức thư của cha.
Năm 1949, Ban nghiên cứu Không quân được thành lập theo chỉ thị của Bác Hồ và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chiêu sinh hai lớp huấn luyện phi công. ông được bổ nhiệm làm trưởng ban huấn luyện trực tiếp huấn luyện phi công. Ban đóng tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Năm đó, ông là người đầu tiên đã bay thử một trong hai chiếc máy bay của không quân Việt
Năm 1952, do yêu cầu của kháng chiến, Ban nghiên cứu không quân tạm thời dừng hoạt động, những người tham gia đều được điều đi học pháo cao xạ ở Trung Quốc và chuyển sang làm các nhiệm vụ khác. Ông Nguyễn Đức Việt lại trở về công tác tại Nha nghiên cứu kỹ thuật. ông đã có nhiều sáng kiến trong việc chế tạo các loại vũ khí phục vụ kháng chiến, đặc biệt là nghiên cứu chế tạo thành công lựu đạn chống tăng AT bằng công nghệ dập. Đây là một sáng kiến có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc kháng chiến. Sáng kiến của ông đã được Chính phủ cách mạng đánh giá cao. Năm 1949, ông đã được gặp Bác Hồ và được Bác tặng một bộ quần áo lụa. Sau đó, Nguyễn Đức Việt được kết nạp vào Đảng Lao động Việt
Đến cuối năm 1955, cùng với những hàng binh nước ngoài khác, Nguyễn Đức Việt phải trở về nước. Bà Hoàng Thị Thành vì nhiều lý do đã không thể cùng chồng sang Đức, ở lại Việt
Sau khi lập gia đình, cuộc đời bà gặp nhiều sóng gió, vất vả phải chuyển nhà nhiều lần. Năm 1990, bà Hoa quyết định chuyển về Hoà Bình dựng nhà sống một cuộc sống đạm bạc ở đây.Với số lương hưu mỗi tháng trên vài trăm nghìn, cuộc sống của bà khá eo hẹp. Thời gian sau, bà xoay qua làm xôi bán. Ngày ngày bà dậy từ hai giờ sáng đồ một yến gạo xôi các loại để đem ra ngã ba đầu làng bán thêm tiền rau dưa. Bà bảo: hàng ngày, ngoài công việc mưu sinh, tôi dành thời gian chăm những khóm hoa hồng. Mỗi lần nhìn thấy hoa, tôi thấy đỡ nguôi ngoai nỗi nhớ cha đang nằm cách đây nơi nửa vòng trái đất.
Việt Lâm
(HBĐT) - Thời gian gần đây, nhà anh Ngần Văn Phát và chị Khà Thị Lương thỉnh thoảng xuất hiện những người khách lạ, khách ta có, khách tây cũng có. Họ đến để được chiêm ngưỡng và hỏi mua đá cảnh, những viên đá nhiều màu sắc vàng, trắng, đỏ với muôn hình vạn trạng khác nhau.
(HBĐT) - Lên 3 tuổi, ông Bùi Văn Ngởi ở xóm Khuyển, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) bị bệnh tật cướp đi đôi mắt. Mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày đến ra đồng cày, cấy đều tự ông làm bằng đôi tay của mình. Bằng đôi tay của mình, ông đã tạo dựng được cơ nghiệp và xây dựng được mái ấm gia đình luôn tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.
(HBĐT) - Trở lại thăm Đá Bạc - xã Liên Sơn (Lương Sơn) lần này không phải để nắm thêm thông tin về “miền đất dữ” với 26/34 người từng bị nhiễm HIV /AIDS được phát hiện vào năm 2003 bởi những thông tin đó từng làm rung động báo giới và cái tên “Đá Bạc” trở nên “nổi tiếng” không ngờ (nếu vào dịch vụ tìm kiếm trên In -tơ-nét, sẽ dễ dàng thấy được). Trở lại, để hiểu và thấu hiểu hơn tâm tư những người trong cuộc hôm nay: họ vẫn còn nhiều tâm trạng nhưng đã thực sự gột rửa được nỗi chán chường mà đã có niềm vui sống. Bên cạnh họ, cộng đồng đã mở lòng, sẻ chia.
(HBĐT) - Tạm xa nơi thành thị náo nhiệt, chúng tôi ngược dốc lên đón xuân, vui tết nơi vùng cao Đà Bắc. Khi chúng tôi đến bến Hiền Lương, trời còn lất phất mưa. Mặt hồ sương mù dày đặc. Những đám mây trên núi nặng trịch cộng với cái rét khô khô như mảnh cật nứa cứa vào da thịt đến khó chịu. Thế mà đến 19h, trời khô ráo. Thời tiết dường như biết chiều lòng người đón giao thừa.
(HBĐT) - Khi những nụ đào rừng chớm nở, báo hiệu mùa xuân mới đang về trên khắp các bản làng, cũng là lúc cán bộ và nhân dân bản Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) vui mừng được đón nguồn điện lưới quốc gia kéo về thắp sáng đến từng nhà trong bản.
(HBĐT) - Dù đã khá lâu, chúng tôi mới có dịp trở lại Đồi Thung nhưng thật bất ngờ khi vừa gặp mặt cả Bí thư chi bộ xóm Bùi Văn Dích, Trưởng xóm Thung I Bạch Công Nghiu và Trưởng xóm Thung II Bùi Văn Dẩn đều nhớ lời hẹn ước khi Đồi Thung tròn 100 năm khai phá tôi sẽ trở lại, vậy nhưng ngày đấy cũng đã trôi xa. Tuy thế, ở nơi cao nhất xứ Mường với đỉnh núi Cốt Ca cao 1.073 m so với mực nước biển vẫn còn nguyên cái tình người ấm áp dù cho sự xa cách đã được tính bằng những năm tháng dài.