(HBĐT) - Ông Bùi Văn Toàn (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp thông tin công khai không chính xác thì xử lý như thế nào? Trả lời:
Điều 22, Luật Tiếp cận thông tin quy định về xử lý thông tin
công khai không chính xác như sau:
- Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được
công khai không chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính,
công khai thông tin đã được đính chính.
- Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra
nhưng do mình công khai không chính xác thì cơ quan đã công khai thông tin có
trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
- Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được
cơ quan khác công khai không chính xác thì cơ quan tạo ra thông tin có trách
nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai
thông tin đã được đính chính.
- Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không
chính xác thì kiến nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15
ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính
chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin
công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã
được đính chính.
- Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì
phải được đính chính bằng hình thức đó.
V.H (TH)
(HBĐT)- Theo thống kê của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm nay, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã tiếp nhận, phân loại và xử lý 402 đơn, thư các loại. Trong đó có 92 đơn khiếu nại, 39 đơn tố cáo và 271 đơn kiến nghị, phản ánh. Có 16 vụ việc gồm: 10 vụ khiếu nại, 6 vụ tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. Số đơn kiến nghị, phản ánh của công dân (phải xem xét) là 184 đơn, giảm 58 đơn so với cùng kỳ năm 2017.
(HBĐT)- Trong quý II, toàn tỉnh đã tiếp nhận 135.494 hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), bao gồm 8.515 hồ sơ mới tiếp nhận trực tuyến, 125.396 hồ sơ mới tiếp nhận trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, 1.583 hồ sơ từ kỳ trước chuyển qua.
(HBĐT) - Ngày 6/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tốt với các ngành Công an, Quân đội và chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, bắt giữ và xử lý các vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được đẩy mạnh.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật. Qua hoạt động của CLB, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kịp thời, giúp hội viên, nhân dân nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, từ đó hình thành thói quen sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Theo quy định tại Khoản 6, Điều 11, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, việc lồng ghép trong hoạt động của CLB là một trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).