Lễ cúng ruộng (Chư Là) là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng và đồng bào Mông nói chung. Nghi lễ này đã được lưu truyền qua bao thế hệ của đồng bào dân tộc Mông.

Lễ cúng ruộng được tổ chức vào một ngày trong tháng 6 âm, là ngày mùng 6, 16 hoặc 26 tháng 6 âm lịch. Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ. 

Chú thích ảnh
Chuẩn bị làm lễ cúng ruộng. 
Chú thích ảnh
Trước khi vào lễ, chủ nhà đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20 - 30cm. 
Chú thích ảnh
Trước khi vào lễ, chủ nhà phải cắm 4 cây tre và đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20 - 30cm.
Chú thích ảnh
Cắm cây lâu xuống bờ của các thửa ruộng với hy vọng cây lúa trên ruộng sẽ sống tươi tốt và phát triển như cây lâu.
Chú thích ảnh
Gia chủ chọn cây lâu để cắm xuống bờ của các thửa ruộng để cầu mong các loại cây sẽ sống lâu dài trên ruộng đất, không bị sâu bệnh, mất mùa.
Chú thích ảnh
Lễ vật để cúng ruộng gồm 1 con gà trống, rượu, hương, giấy bạc mã. 
Chú thích ảnh
Gia chủ tiến hành Lễ cúng ruộng.
Theo TTXVN

Các tin khác


Khám phá phố cổ Thành Nam

(HBĐT) - Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì thành phố Nam Định cũng có đến hơn 40 phố cổ. Tuy nhiên, khác với các phố cổ Đồng Văn, Phố Hiến, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội đều đã được xếp hạng di tích quốc gia thì phố cổ Thành Nam vẫn chưa được xếp hạng di tích. Hơn nữa, phố cổ chính là tập hợp của những con phố nhỏ nằm sát bên ngôi thành cổ.

Giới thiệu nét cổ truyền Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.

Muôn hoa khoe sắc ở miền Nam nước Nga

Từ giữa tháng 4 hằng năm, mùa xuân đến với miền Nam nước Nga cùng với tiết trời ấm áp và muôn sắc hoa đua nở. Vào dịp này, du khách từ mọi miền đổ về ngắm hoa và tận hưởng bầu không khí ấm áp, mát mẻ của miền duyên hải Biển Đen.

Thăm làng lụa Vạn Phúc

(HBĐT) - Lụa Vạn Phúc - Hà Đông (Hà Nội) từ lâu nức tiếng trong thơ ca, nhạc, họa. Đến thăm làng lụa Vạn Phúc, trong tôi dư âm lời bài hát "Áo lụa Hà Đông”: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”. Làng lụa Vạn Phúc là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất nước ta với sản phẩm lụa Vạn Phúc độc đáo làm say đắm du khách cả trong và ngoài nước.

Độc đáo nghi lễ thiêng trong Tết Gơ rơ của người Khơ Mú

Tết Gơ rơ chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Khơ Mú góp phần làm đa dạng thêm vốn văn hóa của các dân tộc trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.

Tỏa ngát làng hương xứ Huế

Ở Huế có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, nhưng trong không khí của những ngày năm hết, Tết đến, thì không thể không nhắc đến làng hương (nhang) Thủy Xuân và nghề làm hương trầm nổi tiếng đã hàng trăm năm tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục