Đối với mỗi người dân Việt Nam, lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh. Mỗi độ Xuân về, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao, lễ hội được tổ chức để đón mừng năm mới, tưởng nhớ tổ tiên và người có công với cộng đồng, và cũng là dịp để mọi người vui chơi, giải trí sau một năm lao động, sản xuất.
Lễ hội hoa đào xứ Lạng Xuân Mậu Tuất 2018 sẽ diễn ra từ ngày 10/02/-15/3/2018 tại Công viên Chi Lăng, phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn với chủ đề: "Rực rỡ sắc hoa đào xứ Lạng”.
Trong cuộc làm việc sáng 30/1 với Ban tổ chức Hội Gióng đền Sóc, Bộ VHTTDL và Hà Nội lưu ý địa phương sớm hoàn thiện kịch bản lễ hội, trong đó có phương án tránh lộn xộn khi tán lộc.
Mỗi dịp đón Tết Nguyên đán, Hội Xuân lại được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ, Hà Nội) và trở thành điểm đến văn hóa, giải trí và mua sắm quen thuộc phục vụ người dân Thủ đô đón Tết cổ truyền của dân tộc. Năm nay, Hội Xuân 2018 diễn ra từ ngày 2 đến 8-2 với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật, vừa phục vụ mua sắm các mặt hàng Tết chất lượng cao.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, dự kiến lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến tham gia.
Ông Lê Hữu Mạnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã công bố một số cải tiến trong nghi thức hội đền Sóc (thờ Thánh Gióng) diễn ra vào trong ba ngày từ 21 đến 23-2 (tức ngày 6 đến 8 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn sắp tới.
Dù mai anh đào đã nở rộ nhiều tuyến đường tại Đà Lạt và vùng ven nhưng tới cuối tháng 1-2018, Ngày hội hoa anh đào (người dân Đà Lạt gọi là mai anh đào) mới chính thức diễn ra.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản Oshougatsu 2018” sẽ diễn ra vào chủ nhật 14-1-2018 tại sân C9, Đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm tái hiện lại không khí ngày Tết truyền thống Oshougatsu của Nhật Bản tại Việt Nam cũng như phát triển hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Đã trở thành truyền thống, cứ sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xê Đăng ở buôn Kon H’ring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đác Lắc lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Với 20 bức tượng gỗ đậm chất Tây Nguyên độc đáo cùng cây đàn T’rưng 50 m lớn nhất Việt Nam hiện nay được trưng bày tại Khu du lịch Làng Cù Lần Đà lạt khiến người xem thích thú. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần VII – 2017.
Khởi đầu là "Lễ hội Sắc hoa Ðà Lạt” (tháng 12/2004), được xem là bước "tập dượt” để năm sau (2005) nâng tầm thành Festival Hoa. Và, từ đó đến nay, cứ 2 năm một lần, Festival Hoa Ðà Lạt đều đặn được tổ chức. Ðà Lạt đã trở thành "điểm hẹn ”Festival Hoa…
Lễ hội mùa đông Sa Pa của năm du lịch quốc gia Lào Cai – Tây Bắc sắc mầu năm 2017 diễn ra từ ngày 22 -31/12/2017.
Nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nhân văn vùng Cao nguyên đá, nổi bật là giá trị cảnh quan từ Hoa Tam giác mạch, tại Trung tâm huyện Đồng Văn, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2017 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Bản tình ca từ đá”.
Lễ cúng trăng và đua ghe Ngo là hoạt động chính, nổi bật trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2017 vừa diễn ra tại Sóc Trăng và Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ, sắp được tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tới. Những hoạt động này thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống và tâm linh của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, đã và đang được bảo tồn, phát huy.
Từ ngày 23 đến 27- 12, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng. Năm nay, Lễ hội có chủ đề "Hoa Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với nhiều hoạt động đặc sắc.