Nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tạo sự phát triển bền vững
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc với các doanh nghiệp tại hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD năm 2012. (Ảnh: Lê Chung)
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
(HBĐT) - Năm 2012 đã khép lại. Năm có nhiều khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp; tác động của những yếu tố gây lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; việc thực hiện chính sách chống lạm phát đã gây ảnh hưởng không tốt tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động. Bên cạnh đó, những yếu kém vốn có của nền kinh tế cũng như hạn chế của cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của T.ư vào điều kiện cụ thể, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và đã giành được những thành tựu to lớn và đáng tự hào, tạo những tiền đề quan trọng trên con đường đổi mới và hội nhập.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, cấp, nhân dân và cộng đồng DN, bức tranh KT-XH của tỉnh vẫn khá lạc quan. Tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 10,2%. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp- xây dựng tăng 15,2%, dịch vụ tăng 9,8%. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,65%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,7 triệu đồng/năm; dân chủ trong xã hội có nhiều tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, QP-AN được giữ vững.
Công tác chỉ đạo, điều hành tập trung hướng về cơ sở, trực tiếp giải quyết những khó khăn, bức xúc phát sinh từ thực tiễn đã đem lại hiệu quả cao. Tỉnh có tư duy mới, năng động, sáng tạo với tầm nhìn dài hạn, đặt trong mối liên kết mở, tạo ra những lực đẩy quan trọng trên tất cả cả các lĩnh vực KT-XH. Đó là tư duy mới, cách làm mới trong bối cảnh hội nhập lấy thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ là trục hướng tâm cho động lực phát triển của tỉnh. Các cơ hội liên kết, hợp tác phát triển với thủ đô Hà Nội và các DN trong và ngoài nước đang rộng mở và đi vào thực chất, hiệu quả, đã mở ra những vận hội mới về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao phục vụ các thị trường rộng lớn, tạo đà phát triển kinh tế bền vững.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Trồng rừng vượt kế hoạch, kinh tế rừng đang tiếp tục khẳng định hướng xóa đói - giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai khá đồng bộ và thu được kết quả tích cực, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi.
Các điểm nghẽn trong quá trình phát triển đang từng bước được tháo gỡ hiệu quả. Tỉnh đã tạo được những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, tạo thuận lợi cho DN và người dân tham gia hoạt động SX-KD. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy tiến độ giải ngân đã tạo ra những đổi thay lớn trong kết cấu hạ tầng nông thôn miền núi, tạo những điều kiện quan trọng giúp tỉnh khai thác những tiềm năng, lợi thế sát với Thủ đô thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững.
Với các biện pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH, tình hình sản xuất của DN được cải thiện đáng kể trong những tháng cuối năm. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu lạc quan hơn. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, khối các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 72,7 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ, thực hiện 102,4% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ, thực hiện 100,2% kế hoạch. Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung; tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước đạt 8.564 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch. Doanh thu du lịch ước cả năm tăng 15% so với kế hoạch. Tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư tiếp tục chuyển biến, nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao; kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc, theo hướng hiện đại. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn.
Đặc biệt, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, nhiều DN lớn ở trong và ngoài nước vẫn quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án trên địa bàn. Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 43 dự án (trong đó có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký trên 174 triệu USD và 39 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 2.230 tỷ đồng).
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào. Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng NTM. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm bảo tồn; công tác quản lý lễ hội tiếp tục được chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ hơn. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng, chống dịch bệnh, CSSK nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều chuyển biến. Tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân cao so với cả nước. Chất lượng giáo dục có bước tiên bô rõ rệt. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường, kiên cố hóa. Tỉnh Hòa Bình là tỉnh thứ 2 trong toàn quốc đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi, hoàn thành kế hoạch ngay ở giai đoạn I của kế hoạch 5 năm 2010-2015. Các chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho HS-SV tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được quan tâm. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững, TNGT, TNXH được kiềm chế. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Những kết quả đạt được của năm 2012 là cơ bản và đáng tự hào, thể hiện sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, ngành và địa phương, sự đổi mới trong tư duy, sự năng động trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những yếu kém, đó là: Sự phối hợp giữa các cấp, ngành chưa thực sự hiệu quả; chế độ, trách nhiệm công vụ trong giải quyết các vấn đề liên quan thủ tục hành chính còn yếu kém. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn gặp nhiều khó khăn...
Năm 2013 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015. Tỉnh ta phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 11%, trong đó các ngành: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 4%; công nghiệp - xây dựng 15,5%; dịch vụ 11%; tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; GDP đầu người đạt 21 triệu đồng; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ; phát triển văn hóa, xã hội, xóa đói - giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, QP-AN, trật tự an toàn xã hội với một số chỉ tiêu phấn đấu.
Nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 là rất nặng nề với không ít khó khăn, thử thách cam go nhưng cũng không ít cơ hội để tạo được sự phát triển mới. Bước vào năm mới 2013, phấn khởi trước những thành tựu to lớn đã đạt được, với quyết tâm chính trị cao độ, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, đồng lòng, thống nhất xây dựng quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự tin trước những thời cơ và vận hội mới, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển, nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu KT-XH, tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, mở ra chặng đường mới, đưa Hòa Bình có vị thế mới phát triển bền vững và hội nhập.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Cách đây 50 năm, ngày 2/9/1962, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết chuyển tờ Tin của phòng Thông tin tỉnh Hòa Bình thành tờ Báo của Đảng bộ tỉnh, lấy tên là Báo Hòa Bình. Số báo Hòa Bình đầu tiên ra mắt đã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhu cầu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Hòa Bình đã cùng với báo chí cả nước thể hiện, thực hiện tốt vai trò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chính trị, tư tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, ngày 16/8/1947, tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Tỉnh đội dân quân Hòa Bình được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chịu sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Chiến khu 2 có nhiệm vụ chỉ huy LLVT địa phương tham gia chiến đấu, bảo vệ chính quyền cơ sở. Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, đến cuối năm 1947, toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trung đội du kích tập trung của tỉnh và huyện với 2.764 đội viên; nhiều xã tổ chức các đơn vị du kích tập trung trên 1.000 người.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.ư Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và thực hiện chủ trương Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại”. Mở đầu chuyên mục, xin giới thiệu bài phỏng vấn của P.V Báo với đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả và những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, BCH Đảng bộ tỉnh đã tổ chức quán triệt và triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI (NQT.ư 4) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện NQT.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng”. Chúng tôi trân trọng kính mời các đồng chí cán bộ, đảng viên và đông đảo bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến để làm rõ những quan điểm, chủ trương và những giải pháp thực hiện NQT.ư 4 trong toàn Đảng bộ tỉnh trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Mở đầu chuyên mục, Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn của PV với đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy xung quanh vấn đề này.
Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐGD tỉnh
(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, MTTQ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, sự quan tâm, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh ta phát huy được hiệu quả rõ nét. Hội đồng giáo dục các cấp ngày càng lớn mạnh, các hoạt động đa dạng, phong phú có chất lượng hơn. Những kết quả đạt được trong công tác này đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp GD&ĐT và các bước phát triển KT-XH, AN-QP của tỉnh.
Hoàng Việt Cường (Bí thư Tỉnh uỷ)
(HBĐT) - Cách đây 60 năm, dưới dự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường, buộc Pháp rơi vào tình thế bị động, lúng túng, đối mặt với nguy cơ thất bại.