Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí Thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Dân tộc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vinh dự, tự hào có một lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa lớn, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ một thanh niên yêu nước, Người đã trải qua bao vất vả, hy sinh để tìm đường cứu nước giúp dân tộc ta thoát khỏi đêm trường nô lệ. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện mình để trở thành một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, tận trung với nước, tận hiếu với dân, một trái tim nhân ái, một trí tuệ uyên bác. Kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nhìn lại những công lao to lớn, đặc biệt là di sản vô giá của Bác Hồ để lại cho các thế hệ mai sau, đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, một tấm gương đạo đức vô cùng cao đẹp, trong sáng mà mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV) phải học tập làm theo.
Nhằm nâng cao nhận thức giá trị to lớn về tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong học tập, lao động, công tác và cuộc sống thường ngày. Qua đó đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, góp phần đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các cấp, ngành trong tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Theo đó, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí; đại đa số CBĐV, công chức, viên chức đã thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Trách nhiệm gương mẫu của CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã có sự chuyển biến tích cực, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của các tổ chức đảng, đoàn thể gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
Cùng với chủ đề xuyên suốt Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, năm 2013, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tập trung vào phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của CBĐV, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp. Có thể khẳng định đây là một nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa và thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi Đảng ta đang đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như đang nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phong cách quần chúng, phong cách dân chủ và phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện xuyên suốt mọi hành động, trong cả cuộc đời cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Phong cách quần chúng trong tư tưởng của Bác chính là sự sâu sát, lắng nghe ý kiến quần chúng, vì lợi ích của quần chúng. Phong cách dân chủ được thể hiện ở chỗ Người luôn luôn thực hiện và yêu cầu CBĐV phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phong cách nêu gương theo Người trước hết là phải nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu trong tác phong, đạo đức, lối sống, trong mọi công việc từ lớn đến nhỏ, nói phải đi đôi với làm, cấp trên làm gương cho cấp dưới,...
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách dân chủ, quần chúng, nêu gương của Hồ Chí Minh chính là cơ hội để mỗi CBĐV soi xét, nhìn nhận lại bản thân để tự hoàn thiện mình, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như coi trọng mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhân dân theo phương châm gần dân, trọng dân, hiểu dân, vì lợi ích của nhân dân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với CBĐV, cũng là để huy động sức xây tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng. Quan hơn 1 năm qua thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, thông qua việc nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy Đảng đã nhìn nhận, đánh giá rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém theo 3 vấn đề cấp bách mà nghị quyết đề cập. Chính vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao ý thức trách nhiệm gương mẫu của CBĐV, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp càng có vai trò quan trọng góp phần khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra.
Trong giai đoạn hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải được gắn chặt với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng nhằm giúp các cấp uỷ Đảng, CBĐV phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn cách mạng mới. Muốn vậy, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, CBĐV, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, ngành cần coi trọng thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, cần xác định rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi tổ chức Đảng, CBĐV; là việc làm thường xuyên, liên tục; cần được đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong CBĐV và nhân dân để tiếp tục nâng cao nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác theo mục đích, yêu cầu Chị thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị.
Thứ hai, để học tập và làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Bác, mỗi CBĐV, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình để không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, chuẩn mực; phải thật sự tận tâm, tận lực, tận tụy với công việc với nhiệm vụ được giao trên từng lĩnh vực công tác. Đồng thời, CBĐV, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc và biết coi trọng, lắng nghe ý kiến của tập thể, gần gũi, thân tình với cấp dưới, với nhân dân,... có như vậy mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, của nhân dân để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề ra các biện pháp, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp nhằm củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền.
Thứ ba, CBĐV phải có ý thức tuân thủ nghiêm túc Quy định về những điều đảng viên không được làm cũng như Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về trách nhiệm nêu gương của CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trên các nội dung: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình, phê bình; quan hệ với nhân dân; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật và về đoàn kết nội bộ. Theo đó, những quy định này cần được tuyên truyền, phổ biến thường xuyên trong các kỳ sinh hoạt chi bộ, cuộc họp của cơ quan, đơn vị giúp mỗi CBĐV được thấm nhuần để tự giác thực hiện.
Kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời điểm Ban Bí thư Trung ương tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần phát huy kết quả đạt được, tiếp tục củng cố, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, ý thức phục vụ nhân dân, đặc biệt chú trọng học tập và làm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Bác trong thực hiện nhiệm vụ và mối quan hệ với nhân dân.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng có niềm tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống hiếu học. Ngay từ khi nước nhà giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào bình dân học vụ đã lan rộng khắp các vùng nông thôn và thành thị trong tỉnh. Là tỉnh miền núi đầu tiên ở miền Bắc xóa xong nạn mù chữ, năm 1960, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích này.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ
(HBĐT) - Trong những năm qua, mặc dù kinh tế thế giới và đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, sự quyết tâm cao của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã triển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh
(HBĐT) - Cách đây 67 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. ý chí quật cường, khát vọng độc lập dân tộc đã trở thành hiện thực trên sắc thắm cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra trang sử mới vô cùng rạng rỡ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Cách đây 50 năm, ngày 2/9/1962, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết chuyển tờ Tin của phòng Thông tin tỉnh Hòa Bình thành tờ Báo của Đảng bộ tỉnh, lấy tên là Báo Hòa Bình. Số báo Hòa Bình đầu tiên ra mắt đã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhu cầu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Hòa Bình đã cùng với báo chí cả nước thể hiện, thực hiện tốt vai trò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chính trị, tư tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, ngày 16/8/1947, tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Tỉnh đội dân quân Hòa Bình được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chịu sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Chiến khu 2 có nhiệm vụ chỉ huy LLVT địa phương tham gia chiến đấu, bảo vệ chính quyền cơ sở. Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, đến cuối năm 1947, toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trung đội du kích tập trung của tỉnh và huyện với 2.764 đội viên; nhiều xã tổ chức các đơn vị du kích tập trung trên 1.000 người.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.ư Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và thực hiện chủ trương Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại”. Mở đầu chuyên mục, xin giới thiệu bài phỏng vấn của P.V Báo với đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả và những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.