Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐ-KT tỉnh cùng lãnh đạo sở, ngành tìm hiểu, động viên các doanh nghiệp phát triển SX-KD tại bờ trái sông Đà (TPHB). Ảnh: L.C
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐ- KT tỉnh
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên đồng bào, chiến sỹ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mau thắng lợi, kiến quốc sớm thành công. Người kêu gọi mọi người dân Việt Nam “bất kỳ già, trẻ, gái, trai”, “bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì đều cần phải thi đua nhau làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều”, “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”... Từ đó phong trào thi đua đã được dấy lên sôi nổi, rộng khắp trong toàn dân, toàn quân ta với tinh thần “Người người thi đua, ngành ngành thi đua” mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của cả dân tộc ta dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, phát huy ý chí, tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua rộng khắp tạo động lực to lớn; cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Bổn phận của mỗi người dân Việt nam đều phải thi đua; thi đua cần dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân; mỗi người dân là một chiến sĩ đấu tranh để thực hiện: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Người đã chỉ rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa thi đua với lòng yêu nước của dân tộc Việt
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến với nhiều phong trào sáng tạo như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”... Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là các phong trào: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì tiền tuyến thân yêu”... Các phong trào thi đua đó đã góp phần to lớn cùng toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam và quê hương Hòa Bình trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ngày càng giàu mạnh.
Trong những năm đổi mới, quán triệt sâu sắc tinh thần lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai thực hiện có hiêu qủa thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Nhiều phong trào thi đua được triển khai có hiệu quả như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Thi đua quyết thắng”, “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi”, “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Đền ơn, đáp nghĩa”; thực hiện cuộc vận động “Hai không”, “Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... đã được các cấp, ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tạo thành một phong trào cách mạng quần chúng sôi nổi, rộng khắp. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có những hành động và việc làm hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa mạnh mẽ, là tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo.
Công tác thi đua, khen thưởng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thực hiện thường xuyên, liên tục, ngày càng thiết thực và thu được hiệu quả cao, thực sự là động lực phát triển, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm 2012, tỉnh ta đã hoàn thành cơ bản và toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; tăng trưởng kinh tế đạt 10,2%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,65%; thu nhập bình quân đầu người 17,7 triệu đồng/người. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai đạt hiệu quả, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Mặc dù còn nhiều khó khăn do lạm phát, giá cả đầu vào và lãi suất ở mức cao, sản phẩm tiêu thụ chậm nhưng sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao. Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Thu ngân sách nhà nước vượt so với dự toán. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Thu hút đầu tư đạt được kết quả ấn tượng (thu hút FDI lớn nhất từ trước đến nay, đạt 174 triệu USD). Các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế giáo dục có nhiều tiến bộ. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế toàn dân cao so với tỷ lệ bình quân cả nước; về đích sớm mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi ở giai đoạn I của kế hoạch 5 năm 2010-2015, đơn vị duy nhất trên toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành xuất sắc 16/16 lĩnh vực công tác. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, tệ nạn xã hội được kiềm chế. Thông qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân hoàn thành xuất xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác, được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.
Mặc dù đạt được những kết quả nổi bật, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số yếu kém đó là: Phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị chưa được duy trì thường xuyên. Việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến còn chậm, sơ kết rút kinh nghiệm có nơi, có phong trào chưa được quan tâm kịp thời. Công tác khen thưởng chưa đồng đều giữa các ngành nghề, xét chọn khen thưởng ở một số đơn vị chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, nhận rộng các điển hình. Công tác thi đua, khen thưởng ở một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức. Việc bình xét đánh giá thi đua có lúc còn nể nang, tiêu chuẩn, tiêu chí ít được lượng hóa. Công tác phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua chưa được thường xuyên, có lúc còn nặng về khen thưởng mà chưa tập trung chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua.
Năm 2013 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu cao độ, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh với chủ đề “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” và tiếp tục Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Phát huy kết quả đã đạt được trong các phong trào thi đua, khắc phục những hạn chế, yếu kém, coi đây là giải pháp tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, hướng tới tính thực chất, không dàn trải, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, đánh giá nghiêm túc, công tâm và thực chất nhằm kịp thời phát hiện, biểu dương, khích lệ những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong cuộc sống, lao động sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Thi đua bằng những hành động cụ thể, nỗ lực, cố gắng hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao. Đối với công tác khen thưởng, người được khen thưởng thấy vinh dự tự hào, người chưa được khen thưởng có thêm động lực phấn đấu, từ đó phát triển nhân rộng điển hình tiên tiến, những nhân tố mới trên mọi lĩnh vực. Các phong trào thi đua bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng toàn diện phong trào thi đua yêu nước cả về nội dung, hình thức, kết hợp với giáo dục truyền thống thi đua yêu nước, tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về thi đua khen thưởng vào thực tiễn cuộc sống; quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội, tạo sự đồng thuận cao, nỗ lực phấn đấu tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói - giảm nghèo, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp văn minh, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ
(HBĐT)- Hội CCB tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 20/4/1990; theo đó đến năm 1991, Hội CCB cấp huyện và cơ sở được thành lập. Trải qua 4 kỳ đại hội, 4 lần tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu”, đến nay, các cấp Hội CCB toàn tỉnh có gần 45.000 hội viên, sinh hoạt tại 2.077 chi hội, 313 cơ sở Hội trực thuộc; có 12 đơn vị Hội cấp trên cơ sở.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng có niềm tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống hiếu học. Ngay từ khi nước nhà giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào bình dân học vụ đã lan rộng khắp các vùng nông thôn và thành thị trong tỉnh. Là tỉnh miền núi đầu tiên ở miền Bắc xóa xong nạn mù chữ, năm 1960, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích này.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ
(HBĐT) - Trong những năm qua, mặc dù kinh tế thế giới và đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, sự quyết tâm cao của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã triển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh
(HBĐT) - Cách đây 67 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. ý chí quật cường, khát vọng độc lập dân tộc đã trở thành hiện thực trên sắc thắm cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra trang sử mới vô cùng rạng rỡ trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Cách đây 50 năm, ngày 2/9/1962, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết chuyển tờ Tin của phòng Thông tin tỉnh Hòa Bình thành tờ Báo của Đảng bộ tỉnh, lấy tên là Báo Hòa Bình. Số báo Hòa Bình đầu tiên ra mắt đã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhu cầu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Hòa Bình đã cùng với báo chí cả nước thể hiện, thực hiện tốt vai trò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác chính trị, tư tưởng của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, ngày 16/8/1947, tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Tỉnh đội dân quân Hòa Bình được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chịu sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Chiến khu 2 có nhiệm vụ chỉ huy LLVT địa phương tham gia chiến đấu, bảo vệ chính quyền cơ sở. Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, đến cuối năm 1947, toàn tỉnh đã xây dựng được 10 trung đội du kích tập trung của tỉnh và huyện với 2.764 đội viên; nhiều xã tổ chức các đơn vị du kích tập trung trên 1.000 người.