Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh (người đứng giữa) trao đổi với các đồng chí lãnh đạo một số Huyện, Thành uỷ về kết quả thực hiện NQT.Ư 4 (khoá XI) gắn với Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Năm 2013 là năm toàn Đảng bộ tỉnh nghiêm túc, nỗ lực thực hiện việc khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình (KĐTPB&PB) theo NQT.Ư 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Những kết quả đạt được bước đầu đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ về công tác xây dựng Đảng (XDĐ). Nhân dịp bước sang năm mới 2014, PV Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về nội dung này.
P.V: Thưa đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) về XDĐ, Đảng bộ tỉnh đã xác định: “Việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên (CBĐV), nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là nội dung trọng tâm, xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất. Vậy, vấn đề này đã được thực hiện như thế nào sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết ?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm về công tác giáo dục chính trị tư tưởng được xác định là vấn đề trọng tâm, cấp bách nhất để củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, ngay sau KĐTPB&PB theo tinh thần NQT.Ư 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tập thể BTV Tỉnh ủy đã có những biện pháp chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với CBĐV trong toàn Đảng bộ tỉnh. Theo đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; đổi mới cách ra nghị quyết, chỉ thị và đổi mới việc tổ chức các hội nghị cả về nội dung, hình thức, theo đó đã tổ chức một số hội nghị trực tuyến, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, đề cao ý thức trách nhiệm, tự giác học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của CBĐV; đẩy mạnh việc thực hiện KĐTPB&PB, nêu cao tính tiên phong gương mẫu của cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.
BTV Tỉnh ủy đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác XDĐ, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trọng tâm là việc làm theo Bác một cách thiết thực; tập trung nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra, giám sát của HĐND và các cấp chính quyền trên tất các lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện tốt Luật Cán bộ công chức, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nghiêm túc thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm, quy định về kê khai tài sản thu nhập. Cùng với đó, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo việc cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng công vụ, quy trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xẩy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, công việc không hoàn thành, chất lượng kém, không khắc phục được hạn chế, khuyết điểm. BTV Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định đề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2013 - 2017. Đặc biệt, đã chỉ đạo sát sao các Đảng bộ trực thuộc, cơ quan, đơn vị thực hiện một cách nghiêm túc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm gắn với mức độ kết quả thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và việc sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau KĐTPB&PB theo NQT.Ư4 (khóa XI) làm thước đo để đánh giá, phân loại đúng thực chất hơn.
P.V: Thưa đồng chí, việc khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm về công tác tổ chức được xem là nội dung đặc biệt quan trọng để thực hiện tốt NQT.Ư 4. Đối với Đảng bộ tỉnh ta, vấn đề này đã được thực hiện như thế nào trong thời gian qua ?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Xác định rõ vai trò cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác XDĐ. Đồng thời cũng từ những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ đã chỉ ra qua KĐTPB&PB. Trong năm 2013, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng chú trọng công tác cán bộ, xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể cho từng chức danh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, đảm bảo tính khách quan, chính xác thực chất và minh bạch.
BTV Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ đạo cấp ủy các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ theo Kế hoạch số 18-KH/TU ngày 9/11/2011 của BTV Tỉnh ủy để chuẩn bị tốt nguồn cán bộ và công tác nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và thực hiện tốt đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, luân chuyển cán bộ trên cơ sở quy hoạch đã được xây dựng. Cấp ủy các cấp tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ở các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh. Đã tăng cường công tác luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan khối Đảng, đoàn thể với cơ quan Nhà nước và giữa các địa phương trong tỉnh; chú trọng luân chuyển cán bộ chủ chốt các Huyện, Thành ủy không phải là người địa phương; luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành với huyện, thành phố và ngược lại nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn.
Hướng dẫn cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện quy trình công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách dân chủ, công khai, đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa chỉ và nhu cầu chuyên môn cần đào tạo; điều chỉnh, bổ sung các quy định về chính sách cán bộ như: chính sách đối với cán bộ được điều động luân chuyển; chính sách đối với cán bộ đi học; chính sách thu hút nhân tài về công tác tại địa phương trong tỉnh.
P.V: Những kết quả đạt được qua thực hiện NQT.Ư 4 là rất quan trọng, song mới chỉ ở bước đầu. Vậy, những việc cần tiếp tục phải làm của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới để Nghị quyết thực sự đạt được kết quả sâu rộng và thực chất?
Đồng chí Nguyễn Văn Quang: Làm thế nào để thực hiện NQT.Ư4 vượt qua khỏi kết quả bước đầu thực sự đi vào bề rộng và chiều sâu là trăn trở lớn của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy. Có thể khẳng định: Qua hơn 1 năm thực hiện NQT.Ư4, kết quả nổi bật nhất là nhận thức về Đảng và công tác XDĐ trong mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên đã được nâng lên. Mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, CBĐV đã mạnh dạn hơn trong việc KĐTPB&PB; thấy rõ hơn những hạn chế, khuyết điểm của mình để khắc phục, sửa chữa. Việc thực hiện Nghị quyết đã có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, giáo dục và ngăn ngừa vi phạm trong tổ chức Đảng và đảng viên... Tuy nhiên, theo đánh giá của tập thể BTV Tỉnh ủy, hiện tại, một số tổ chức, cơ quan, đơn vị vẫn chưa làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; trong quản lý, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức còn chưa đánh giá sát, sâu về trình độ, năng lực, vị trí làm việc dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu cán bộ. Tính chủ động, sáng tạo, năng lực tham mưu và giải quyết công việc; lề lối, tác phong, tinh thần trách nhiệm và chất lượng công vụ của cán bộ, công chức ở một số vị trí chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trật tự, kỷ cương hành chính trong hoạt động của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn hạn chế; công tác CCHC đạt kết quả chưa cao. Công tác quy hoạch, rà soát và quản lý quy hoạch cán bộ theo các chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, XDNTM chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục
Những hạn chế, yếu kém trên đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Để tiếp tục khắc phục hạn chế, sửa chữa khuyết điểm sau khi thực hiện NQT.Ư 4 khóa XI; Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp trọng tâm:
Một là, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định, quy chế làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của BCH Đảng bộ, BTV, Thường trực Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường chỉ đạo công tác rà soát quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo hướng dẫn của cấp trên. Đồng thời, ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý; sửa đổi, bổ sung hướng dẫn, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, tập thể lãnh đạo, cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý; xây dựng Đề án quy hoạch BCH Đảng bộ, BTV và Thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, các chức danh lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Hai là, chú trọng chỉ đạo các cấp, ngành quan tâm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. Xem xét, chỉ đạo rà soát, sắp xếp một số cán bộ ở một số vị trí công tác. Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trọng tâm là làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên. Việc thực hiện phải được gắn với đánh giá chất lượng TCCS Đảng, đảng viên và khen thưởng định kỳ hàng năm; trong đó cần tập trung sâu vào các nội dung: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ; vấn đề tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực công tác; tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình và rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong CBĐV.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp, cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, giải pháp khắc phục những vấn đề đã kết luận sau KĐTPB&PB theo NQT.Ư4 (khóa XI).
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hoàng Nga (thực hiện)
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự lãnh đạo trực tiếp của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy Hòa Bình, trong nhiệm kỳ 2008-2013, công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh đã không ngừng đổi mới cả về lượng và chất, phát huy được sức mạnh của giai cấp nông dân, khẳng định vai trò trung tâm, nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, chung tay góp sức vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh. Hội Nông dân đã bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng bộ và chính quyền các cấp, cụ thể hoá thành chương trình hành động và chỉ tiêu thi đua, đồng thời tập trung chỉ đạo tổ chức hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Nông dân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2008-2013 đã đề ra.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nền kinh tế đất nước phải đối mặt với những khó khăn, thách thức; chúng ta tiếp tục phải thực hiện các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, tác động của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh... đã ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, đảng viên, nhân dân và sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tạo sự phát triển bền vững
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
(HBĐT) - Năm 2012 đã khép lại. Năm có nhiều khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp; tác động của những yếu tố gây lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; việc thực hiện chính sách chống lạm phát đã gây ảnh hưởng không tốt tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động. Bên cạnh đó, những yếu kém vốn có của nền kinh tế cũng như hạn chế của cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ
(HBĐT)- Hội CCB tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 20/4/1990; theo đó đến năm 1991, Hội CCB cấp huyện và cơ sở được thành lập. Trải qua 4 kỳ đại hội, 4 lần tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu”, đến nay, các cấp Hội CCB toàn tỉnh có gần 45.000 hội viên, sinh hoạt tại 2.077 chi hội, 313 cơ sở Hội trực thuộc; có 12 đơn vị Hội cấp trên cơ sở.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng có niềm tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống hiếu học. Ngay từ khi nước nhà giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào bình dân học vụ đã lan rộng khắp các vùng nông thôn và thành thị trong tỉnh. Là tỉnh miền núi đầu tiên ở miền Bắc xóa xong nạn mù chữ, năm 1960, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích này.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ
(HBĐT) - Trong những năm qua, mặc dù kinh tế thế giới và đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, sự quyết tâm cao của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã triển khai, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng.