(HBĐT) - Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Gấm, hội viên chi hội phụ nữ xóm Sum, xã Liên Sơn (Lương Sơn) phát triển kinh tế chỉ với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ. Nhận thấy với mô hình chỉ vài con gà, lợn không hiệu quả, trong khi vốn đất của gia đình có, vợ chồng lại còn trẻ, hai vợ chồng chị cùng nhau bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi quy mô sản xuất.
Chị Gấm chăm sóc vườn cam đang đến kỳ thu quả vụ thứ 3.
Chị
Gấm cho biết: Để bắt tay vào mở rộng quy mô sản xuất, vợ chồng tôi tìm hiểu về
các mô hình kinh tế trên phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các chương
trình tập huấn phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ và của địa phương.
Với đồng vốn khởi điểm gần 10 triệu đồng vay của hội viên trong chi hội mua con
giống, vợ chồng tôi nhân đàn gà, lợn lên số lượng lớn hơn sau mỗi năm. Năm
2012, mô hình chăn nuôi gà thịt, lợn giống và lợn thịt của gia đình thắng lợi,
thu về hơn 200 triệu đồng. Vợ chồng tôi tiếp tục đầu tư chuồng trại, phát triển
lên trên 200 đầu lợn sinh sản, lợn thịt, gà thịt mỗi năm cũng xuất trên 7.000
con. Sau 3 năm chuyển đổi quy mô sản xuất, vợ chồng tôi đã dành dụm được khoản
vốn để làm nhà và tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế.
Năm
2015, nhận thấy lợi thế gia đình gần chợ, gần Thủ đô Hà Nội, nhu cầu sử dụng
các sản phẩm cây ăn quả cao. Cùng với đó, chính quyền địa phương tạo điều kiện,
khuyến khích các hộ có nhu cầu thầu đất để phát triển kinh tế. Vợ chồng chị Gấm
mạnh dạn thầu 5.000 m2 đất đồi và vay thêm vốn từ Ngân hàng NN&PTNT 80
triệu đồng để trồng cam, chanh. Theo chị Gấm, gia đình chọn đầu tư vào cây
giống trên 1 năm tuổi. Tuy giống vốn cao hơn nhưng giúp thu sản phẩm nhanh hơn.
Nhờ vậy, đến nay, gia đình chị đã được thu sản phẩm năm thứ 3. Năm 2017 - 2018,
mỗi năm gia đình thu về trên 150 triệu đồng.
Chị
Gấm chia sẻ thêm: Với sự quyết tâm, đồng sức, đồng lòng, hai vợ chồng cố gắng
vượt qua khó khăn. Vừa chăn nuôi vừa trồng cây ăn quả, gia đình chủ động làm là
chính, thỉnh thoảng mới thuê lao động làm cỏ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tích
cực tìm đầu ra cho sản phẩm ổn định. Nhờ chăm sóc tốt, sản phẩm đạt chất lượng
nên được khách hàng nhiều năm tin tưởng, đặt hàng thường xuyên.
Là
người phụ nữ trong gia đình, chị Gấm luôn ý thức trách nhiệm, làm tròn vai trò,
bổn phận. Vợ chồng chị luôn chia sẻ, lắng nghe và ủng hộ nhau trong mọi công
việc. Đặc biệt là luôn thống nhất, tâm lý trong việc nuôi dạy con cái. Hai con
của anh chị hàng năm đều đạt học sinh giỏi. Gia đình chị nhiều năm liên tục đạt
danh hiệu gia đình văn hóa.
Cùng
với việc xây dựng tổ ấm gia đình, chị Gấm còn luôn gương mẫu, tích cực tham gia
các phong trào của Hội, của địa phương. Đây cũng là cơ hội, điều kiện để chị
Gấm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn
trong hoạt động đoàn thể, phát triển kinh tế.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Đoàn Thanh niên phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất nhôm kính Mạnh Tuân. Cơ sở này nằm sâu trong Tổ dân phố số 1, phường Hữu Nghị nhưng khá bề thế, mặt bằng rộng rãi. Chủ nhân của cơ sở là vợ chồng anh Hà Mạnh Tuân và chị Đặng Thị Thanh Nga. Nhìn vào cơ ngơi này, ít ai nghĩ rằng, xuất phát điểm của cặp vợ chồng trẻ gặp không ít khó khăn.
(HBĐT) - Bị tai nạn, tàn phế, liệt nửa người, từng muốn quên sinh, tự giải thoát, anh Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên những đau đớn về thể xác và tinh thần, trở thành chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện, sản xuất ra những sản phẩm xe điện đầu kéo "hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật” có uy tín khắp ba miền đất nước, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nghị lực, việc làm của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Anh Lê Huy Tích được đề cử là điển hình học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ của TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Con đường vào xóm người Dao đặc biệt khó khăn Đậu Khụ giờ đây rộng mở, đời sống của bà con nhờ vậy mà đổi thay mỗi ngày. Chi trường mầm non xây dựng khang trang, giúp trẻ nhỏ được nuôi dạy chu đáo. Không chỉ làm đường trong xã, bà con còn tự nguyện đóng góp mở đường giao thông đến xã Tú Sơn (Kim Bôi) để thuận tiện giao thương hàng hóa... Có được những công trình quan trọng này, người dân xã Thống Nhất không thể không nhắc đến vai trò đầu tàu gương mẫu của người đảng viên già Triệu Văn Báo, xóm Đồng Chụa.
(HBĐT) - Năm 2016, bà Đỗ Thị Nhung, Chi hội trưởng phụ nữ Khu 6, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen đã có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó đến nay, vẫn với vai trò là người khởi xướng, bà tiếp tục đi đầu trong thực hiện những việc làm theo gương Bác, tạo sức lan tỏa ở các khu dân cư không chỉ ở địa bàn thị trấn mà còn trên phạm vi toàn huyện.
(HBĐT) - "Cô ấy như người mẹ thứ hai của em, nhờ cô ấy em đã thoát được sự tự kỳ thị với bản thân khi mang trong mình vi rút HIV, em đã được uống thuốc ARV và có được sức khỏe, gia đình hạnh phúc như hôm nay…”- đó là lời tâm sự của bệnh nhân B.T.H về y sỹ Đinh Thị Phong, cán bộ chuyên trách HIV/AIDS huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Nói đến phong trào cựu thanh niên xung phong (TNXP) làm kinh tế giỏi, không thể không nhắc đến cựu TNXP Bùi Văn Túc ở xã Bình Sơn (Kim Bôi). Năm 1980, ông xuất ngũ trở về quê hương lập nghiệp.