(HBĐT) - Bị tai nạn, tàn phế, liệt nửa người, từng muốn quên sinh, tự giải thoát, anh Lê Huy Tích đã bền bỉ vượt lên những đau đớn về thể xác và tinh thần, trở thành chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện, sản xuất ra những sản phẩm xe điện đầu kéo "hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật” có uy tín khắp ba miền đất nước, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Nghị lực, việc làm của anh Tích đã truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội. Anh Lê Huy Tích được đề cử là điển hình học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ của TP Hòa Bình.


Anh Lê Huy Tích (ngoài cùng bên phải) hướng dẫn nhân viên sản xuất xe điện
 cho người già, người khuyết tật.

Trở lại thăm cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện của anh Lê Huy Tích, tôi không khỏi bất ngờ. Cửa hàng trên đường Trương Hán Siêu được chỉnh trang, hoàn thiện hơn, máy móc cũng được đầu tư hiện đại  hơn. Anh Tích cùng các cộng sự đang miệt mài chạy sản phẩm sản xuất theo các đơn hàng. Ai vào việc nấy, công nhân kỹ thuật, người tàn tật đều có việc cả. Cả cơ sở có 4 người, trong đó có hai người tàn tật là anh Tích và em Nguyễn Quốc Tùng ở Thịnh Minh, phường Thịnh Lang cũng bị ngã xe máy, bị liệt phải di chuyển trên xe lăn và 2 người thợ cơ khí. Mỗi người một việc, người gò hàn, người lắp ráp cấu kiện xe, người kiểm tra kỹ thuật bảo đảm kết cấu chắc chắn và thẩm mỹ... đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Anh Tích chia sẻ: Nhiều nơi đặt hàng xe lăn đầu kéo điện quá, cơ sở làm không hết việc. Sản phẩm của cơ sở đã trải dài khắp ba miền từ Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Nông, thành phố Hồ Chí Minh. Mừng vì việc nhiều việc, nhưng chúng tôi cũng lo lắng là không đủ thời gian hoàn thành đơn hàng cam kết. Mỗi khi thời tiết thay đổi, thân thể vẫn đau ê ẩm, nhưng vẫn phải cố không chỉ vì việc làm và thu nhập. Mà chính trong lao động, đem lại hạnh phúc cho chính bản thân và còn là niềm hạnh phúc khi cung cấp được các sản phẩm vừa ý khách hàng là người khuyết tật, không may mắn.

Câu chuyện vượt lên số phận nghiệt ngã của anh Tích là tấm gương không chỉ cho những người tàn phế mà cả những người lành lặn. Hơn 20 năm trước, khi đang làm cho một cơ quan Nhà nước, trên đường di chuyển xuống huyện Kỳ Sơn, anh Tích bị tai nạn xe máy do đường trơn, bị đèn ô tô ngược chiều chiếu, làm xe mất lái, đâm vào đống đá, trượt cả hơn chục mét. Sau cú ngã định mệnh, kinh hoàng, anh bị đứt cột sống, liệt nửa người, các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức cho biết không thể khắc phục, cả đời phải gắn bó với xe lăn. Đang thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, bỗng chốc tàn tạ, đau đớn cả thể xác và tinh thần, phải sống phụ thuộc, mọi dự định như khép lại, nhiều lúc, anh Tích muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân và đỡ gánh nặng gia đình...

 Ý thức khát khao được trở lại hòa nhập với xã hội với mong muốn không phụ thuộc và trở thành gánh nặng cho gia đình, khi anh Tích ngồi trên xe lăn nhìn ra cuộc đời sôi động, tìm đọc những tấm gương vượt lên số phận hòa nhập với cộng đồng. Bàn bạc với gia đình, cầm số tiền trợ cấp tai nạn và vay ngân hàng được mấy chục triệu đồng, anh Tích tìm học nghề sửa điện thoại kết hợp với sửa chữa xe lăn cho người khuyết tật. Người lành sửa điện thoại, làm điện cơ khi đã không đơn giản với anh Tích thì thật cơ cực. 

Hàng ngày anh Tích nén đau, cố gắng vận động để có thể cải thiện tình trạng di chuyển, điều khiển tay và trí óc. Mấy tháng trời tập lái, tập điều khiển tay, cũng có những chuyển biến, anh có thể dần điều khiển, di chuyển tay và xe lăn. Công việc nhúc nhắc, những chiếc điện thoại, xe lăn cũng được sửa cho bạn bè, người thân. Công việc những tưởng cứ tiến triển thế nhưng làm được một thời gian, anh lại bị tai nạn, cả phích nước sôi dội khắp người, bi bỏng phải nghỉ mấy tháng trời...

Năm 2016, anh Tích về họp gia đình, vay mượn thêm tiền ngân hàng mở lại cửa hàng sửa chữa, sản xuất xe lăn đầu kéo điện. Nhiều khách hàng đến cơ sở của anh thấy toàn người học việc, chủ cơ sở lại ngồi xe lăn cũng thấy nghi ngờ, ái ngại. Nhưng sau khi nhận được sản phẩm, hầu hết ai cũng hài lòng vì giá cả hợp lý lại bảo đảm chất lượng. Để sản xuất ra sản phẩm xe lăn đầu kéo điện, đối với anh Tích phải lên bản vẽ ở trong đầu và chuyển tải ý tưởng đến những người thợ, dù mất nhiều thời gian, nhưng cố gắng là được. Vì cũng là người khuyết tật nên sản phẩm phẩm xe lăn đầu kéo điện của anh Tích có sự tâm huyết và sự chân thành, bảo đảm kết cấu vững chắc, độ tiện nghi lại vượt trội. Đặc biệt, giá xe lăn đầu kéo điện trên thị trường khoảng 20 triệu đồng/chiếc, thế nhưng, tại cơ sở của anh Tích chỉ giao động từ 13-15 triệu đồng/chiếc, được khách hàng là người già, người khuyết tật tin tưởng.
Hiện tại, cơ sở của anh Tích tạọ việc làm cho 4 lao động với thu nhập bình quân 7 triệu đồng người/tháng. Anh Tích cũng đã tham ra diễn đàn "Hoàn thiện sự di chuyển cho người già và người khuyết tật”, mở rộng cơ hội đưa các sản phẩm xe lăn đầu kéo điện đến với khách hàng. Năm 2018, dự án xe lăn đầu kéo điện của anh đạt giải ba cuộc thi ý tưởng sáng tạo tỉnh Hòa Bình. Với nghị lực vươn lên chiến thắng bản thân, anh Tích xứng đáng là điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ- truyền cảm hứng cho những người khuyết tật vươn lên mọi khó khăn trong cuộc sống.

Hương Lan

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục