(HBĐT) - Theo giới thiệu của Đoàn Thanh niên phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất nhôm kính Mạnh Tuân. Cơ sở này nằm sâu trong Tổ dân phố số 1, phường Hữu Nghị nhưng khá bề thế, mặt bằng rộng rãi. Chủ nhân của cơ sở là vợ chồng anh Hà Mạnh Tuân và chị Đặng Thị Thanh Nga. Nhìn vào cơ ngơi này, ít ai nghĩ rằng, xuất phát điểm của cặp vợ chồng trẻ gặp không ít khó khăn.


Theo chia sẻ của chị Nga, chị và chồng đều xuất thân trong gia đình khó khăn. Tốt nghiệp trung cấp kế toán, chị Nga đi làm ở một số doanh nghiệp với đồng lương ít ỏi, chồng làm thuê trong một xưởng nhôm kính. Với ước muốn phát triển kinh tế, tạo dựng cơ ngơi cho riêng mình, vợ chồng chị Nga đã bàn bạc, quyết định mở xưởng.


Nhờ nghị lực vượt khó, vợ chồng chị Đặng Thị Thanh Nga, Tổ 1, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã gặt hái được thành công với nghề làm nhôm kính.

"Sau khi cưới, trong tay hai vợ chồng có đúng 1,5 triệu đồng, gia đình thuộc diện nghèo nhất tổ. Sau khoảng thời gian đi làm thuê, tay nghề của chồng khá vững,nhận thấy nhu cầu thị trường về nhôm kính nên vợ chồng tôi quyết định mở xưởng. Để có tiền đầu tư, vợ chồng tôi phải vay ngân hàng với số tiền hơn 100 triệu đồng. Thời điểm đó, đây là số tiền rất lớn” - chị Nga chia sẻ. Năm đầu tiên, anh chị thuê mặt bằng để mở xưởng. Đồng vốn ít ỏi, đơn hàng nhỏ lẻ nên doanh thu chỉ đủ trả tiền lãi ngân hàng và trang trải cuộc sống. Sau năm đầu tiên, nhận thấy khách hàng chủ yếu đặt hàng qua điện thoại, ít người đến trực tiếp nên anh chị bàn nhau chuyển xưởng vào trong mảnh đất của bố mẹ chị Nga ở sâu trong ngõ. Với tay nghề khéo léo và sự cần cù, cố gắng, những sản phẩm nhôm kính của xưởng dần dần được khách hàng được đón nhận. Từ năm thứ hai, lượng khách hàng đều và ổn định, vợ chồng chị Nga tiếp tục mở rộng xưởng, nâng cao chất lượng, cập nhật các sản phẩm tiên tiến nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Sau nhiều năm miệt mài phấn đấu, anh chị đã gặt hái được thành công, với lợi nhuận bình quân đạt khoảng 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, xưởng nhôm kính của vợ chồng chị Nga còn tạo việc làm ổn định cho 3 lao động ở địa phương, với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. "Những năm đầu mở xưởng, sức cạnh tranh chưa lớn, còn hiện nay, ngay trong tổ dân phố đã có thêm mấy xưởng nhôm kính. Do đó, chúng tôi phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp tục làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm để phát triển ổn định hơn” - chị Nga cho biết.

Đồng chí Bùi Thị Bích Hường, Bí thư Đoàn Thanh niên phường Hữu Nghị chia sẻ: Chị Đặng Thị Thanh Nga là tấm gương sáng cho tuổi trẻ địa phương noi theo trong việc vượt khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Với cương vị là Bí thư chi đoàn tổ 1,chị luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, hăng hái trong các hoạt động, nhờ đó các phong trào của Đoàn tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên trong tổ dân phố tham gia.


Viết Đào


Các tin khác


Cựu thanh niên xung phong huyện Kim Bôi gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Nói đến phong trào cựu thanh niên xung phong (TNXP) làm kinh tế giỏi, không thể không nhắc đến cựu TNXP Bùi Văn Túc ở xã Bình Sơn (Kim Bôi). Năm 1980, ông xuất ngũ trở về quê hương lập nghiệp.

Phí Thị Vân - hội viên phụ nữ tiêu biểu

(HBĐT) - Không chỉ chăm chỉ, cần mẫn, trách nhiệm trong chăm sóc, dạy dỗ các con chăm ngoan, học giỏi, gia đình êm ấm, hạnh phúc, chị Phí Thị Vân, sinh năm 1981, hội viên Chi Hội phụ nữ 3, phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình) còn là một phụ nữ năng động, nhạy bén, mạnh dạn cùng chồng đầu tư sản xuất - kinh doanh, vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu. Chị là một hội viên xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Chiến sỹ dân quân lập nghiệp

(HBĐT) -Không chỉ là điển hình trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương mà anh còn là chiến sĩ dân quân luôn gương mẫu, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đó là Bùi Anh Tuấn ở xóm Khoai, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Tuy còn trẻ nhưng Tuấn đã là chủ một trang trại nuôi gà với gần 6 nghìn con/lứa, mang lại thu nhập gần 700 triệu đồng/năm.

Hai nhân viên gác chắn dũng cảm quên mình cứu cụ bà thoát chết

Hai nhân viên đường sắt là chị Nguyễn Thị Minh và Đỗ Thị Lan (cung chắn Biên Hòa 2, thuộc Công ty CP Đường sắt Sài Gòn) đã dũng cảm quên mình, hy sinh sự an toàn của bản thân, kịp thời cứu một cụ bà thoát chết trong gang tấc.

Thổi hồn thư pháp lên trái cây dịp Tết

(HBĐT) - Cùng với "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu đối với Tết cổ truyền Việt Nam. Vẽ tranh Tết và thư pháp trên những quả bưởi, dưa, dừa là trào lưu còn khá mới mẻ đối với người dân Hòa Bình. Gắn bó với đam mê hội họa từ lâu, 3 năm trước, chị Nguyễn Thị Nông, tổ 12, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) đã mạnh dạn thử sức với công việc vẽ thư pháp lên trái cây và tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, thu hút mọi người.

Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Bái giỏi việc nước, đảm việc nhà

(HBĐT) - Năng nổ, nhiệt tình, sâu sát cơ sở, gương mẫu đi đầu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đó là ghi nhận của cán bộ, nhân dân về bà Bùi Thị Vuông - Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Nà Bái (xã Dũng Phong, Cao Phong) - nữ cán bộ mặt trận giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục