(HBĐT) - Vợ chồng lão nông Nguyễn Tiến Thương, xóm Nhả, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã duy trì mô hình kinh tế trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao với thu nhập đáng mơ ước đối với người nông dân vùng hạ lưu sông Đà Phú Cường. Ông được mọi người gọi là lão nông xóm Nhả "bắt đất nhả vàng".
Ông Nguyễn Tiến Thương, xóm Nhả, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc đàn dê.
Ông Thương dẫn chúng tôi đi thăm mô hình kinh tế tổng hợp được quy hoạch khá khoa học, chỗ nuôi bò nhốt, chỗ nuôi lợn nái, lợn rừng, chỗ nuôi dê, khu vực đồi trồng cây có múi (cam, bưởi), khu vực trồng thanh long, trồng cỏ. Căn nhà ông xây 1 tầng bề thế, rộng rãi nằm bên sườn đồi dốc nhẹ, hướng ra đồng ruộng giữa màu xanh cây trái, trong nhà chẳng thiếu thứ gì. Cơ ngơi ông có được, tất cả là do mồ hôi, công sức chăm chỉ vun trồng mà nên. Ông tâm sự, gia đình đã trải qua nhiều cực nhọc, nếm đủ đắng cay, thất bại, giờ có tuổi nhưng ý chí phát triển kinh tế vẫn mạnh mẽ, nhưng mọi việc phải tính toán thận trọng, làm đâu chắc đấy.
Hợp Thành là vùng đất nông nghiệp thuần túy, thế nên phát triển kinh tế chỉ trông vào nông nghiệp. Gia đình ông Thương luôn đi đầu trong phong trào tăng gia, lao động sản xuất. Từ rất lâu, gia đình ông là một trong những hộ tiên phong trồng dâu, nuôi tằm của Hợp Thành. Được một thời gian không hiệu quả, ông quyết định chuyển hướng sang trồng các loại rau cung cấp cho các chợ trong vùng. Chỉ với hơn 2.000 m2 trồng rau ngót, một thời gian khá dài, hai vợ chồng ông chăm chỉ thức khuya, dậy sớm vận chuyển rau ngót mang bán đổ buôn ở chợ đường đất phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), cao điểm bán tới 300-400 mớ/ngày, thu về cả triệu đồng. Sau này, ông tìm hướng mới phát triển kinh tế, chuyển đổi sang trồng thanh long, trồng cam, bưởi kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ban đầu chưa có kinh nghiệm, mua giống thanh long trồng cho quả nhỏ, mẫu mã không đẹp. Ông học hỏi, tìm tòi và tiếp cận được nguồn giống có chất lượng tốt rồi tự nhân rộng, đổ bê tông làm trụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào chăm sóc nên vừa tiết kiệm được tiền giống cả trăm triệu đồng, vừa cho sản phẩm có mẫu mã đẹp, quả chất lượng, ngọt dịu, dễ bán. Hiện tại, ông có tới hơn 1.000 trụ thanh long, diện tích khoảng 1,2 ha, cho thu nhập khá ổn định. Ông nói vui, riêng diện tích thanh long cũng đã bảo đảm "ấm bụng” cho gia đình.
Diện tích đất ở Hợp Thành không nhiều, tích lũy được chút tiền là ông mua gom đất để mở rộng diện tích sản xuất và bắt tay trồng cam, quýt. Đến nay, gia đình ông đã có 600 gốc cam, diện tích khoảng 2 ha, cam, quýt cũng đã cho thu thu hoạch, chất lượng không thua kém ở đất cam Cao Phong cũng đem lại thu nhập khá cao trong những năm gầy đây.
Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, nhiều năm nay, ông duy trì ổn định mô hình nuôi bò, lợn nái, lợn bản địa, nuôi dê. Trong các khu chuồng trại luôn có mười mấy con bò, mấy chục con dê và cỡ 100 con lợn, đầu ra khá ổn định, đem về thu nhập không nhỏ. Khi được hỏi về thu nhập, ông Thương khiêm tốn tính ra cả gia đình thu khoảng 500 triệu đồng/năm. Gia đình ông hiện có 3 người, mỗi người mỗi việc, người chăm thanh long, người quản lý chăn nuôi, người chăm bón cam, bưởi, nuôi cá. Mô hình kinh tế của ông Thương là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế của xã Hợp Thành và huyện Kỳ Sơn. Bên cạnh đó, ông luôn chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước và là gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương.
PV
Là một đội trưởng của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04), Công an TP Hồ Chí Minh, Trung tá Trần Ngọc Minh dường như không có một ngày nghỉ ngơi, anh cùng đồng đội cứ lao vào công việc điều tra, truy xét hết án này đến án khác.
(HBĐT) - Tính tình ôn hòa, cởi mở, lối sống giản dị cùng tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là những ấn tượng khi chúng tôi có dịp tiếp xúc, trò chuyện với đại úy Nguyễn Thanh Phong, trợ lý tham mưu thuộc Ban Tham mưu (Ban CHQS thành phố Hoà Bình). Với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, đồng chí Phong đã tích cực rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ” và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị.
(HBĐT) - Thôn Lũ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) có 186 hộ với trên 700 nhân khẩu, 82% là người dân tộc Mường, 72% công dân theo đạo Thiên Chúa. Khu dân cư đã hình thành các mô hình, cách làm hay với hình thức đa dạng, hiệu quả, từ đó khơi dậy sức mạnh, tiềm lực của đồng bào giáo dân trong các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, nhất là tham gia hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh". Kết quả đó có sự đóng góp của ông Quách Tăng - người có uy tín trong cộng đồng ở thôn Lũ.
(HBĐT) - Những năm gần đây, từ phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn TP Hòa Bình đã có những mô hình kinh tế phát triển đa dạng, hiệu quả. Bên cạnh đó xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương. Anh Phạm Văn Thuận, tổ 17, phường Tân Thịnh là một trong những nông dân tiêu biểu.
(HBĐT) - Đồng chí Huyễn Huy Dũng, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) là cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm, tiền phong gương mẫu trong chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sức lan tỏa trong phong trào "Toàn dân thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)”, được cấp ủy, chính quyền và người dân tin yêu.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 7, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh, huyện Yên Thủy đến thăm gia đình thương binh, CCB Đinh Gia Tải, xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc. Người lính ấy đã đi qua chiến tranh khốc liệt, mang trong mình nhiều thương tật, nhưng với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ đã vươn lên chiến thắng bệnh tật, đói nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương.