(HBĐT) - Những năm gần đây, từ phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn TP Hòa Bình đã có những mô hình kinh tế phát triển đa dạng, hiệu quả. Bên cạnh đó xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương. Anh Phạm Văn Thuận, tổ 17, phường Tân Thịnh là một trong những nông dân tiêu biểu.


Mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của hội viên nông dân Phạm Văn Thuận, tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, từ khi lập gia đình đến nay, vợ chồng anh Thuận không rời bỏ nghề nông. Bản thân là lao động chính trong gia đình, anh luôn trăn trở, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế để thoát cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động và trí óc của mình. Nghĩ là làm, cùng với kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích lũy được, anh Thuận vay thêm vốn, đầu tư thời gian học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để phát triển mô hình kinh tế.

Với phương châm "lấy công làm lãi, lấy ngắn nuôi dài", vợ chồng anh chăm chỉ lao động, phát triển đa dạng sản xuất để tạo vốn tích lũy mở rộng quy mô. Theo đó, trên tổng diện tích trang trại hơn 40 ha, anh Thuận trồng trên 200 gốc bưởi và một số loại cây dược liệu như đinh lăng, chè hoa vàng, nhớt nháo. Ngoài ra, anh trồng xen thêm mít, chuối, khoai sọ, vừa để cung cấp thêm lương thực cho gia đình, bổ sung thức ăn cho gia súc, gia cầm, góp phần giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi, vừa để bán khi vào mùa, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao. Không để đất thừa, anh đầu tư trồng cây cảnh như đào, lan, cây bon sai phục vụ niềm đam mê cũng như để nâng cao thêm nguồn thu nhập.  

Ngoài trồng trọt, vợ chồng anh đầu tư chăn nuôi lợn bản địa. Hệ thống chuồng trại được xây dựng khoa học, hợp vệ sinh. Trong chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi, các khâu tiêm phòng, chăm sóc. Với kiến thức về nghề nuôi lợn tự học, tự nghiên cứu và được hướng dẫn, tập huấn, gia đình anh đã áp dụng các kỹ thuật mới trong chăn nuôi. Nhờ vậy, trọng lượng đàn lợn tăng trưởng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với quy mô đàn lợn trên 40 con, mỗi năm suất 2-3 lứa, bình quân 1 năm, anh thu về trên 40 triệu đồng. 

Bên cạnh việc đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, trang trại của anh Thuận hiện tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương trung bình từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ về những kinh nghiệm làm ăn của mình, anh Thuận cho biết: Đối với sản xuất nông nghiệp cần tận dụng tốt các nguồn vốn tích lũy để sản xuất, thực hiện tiết kiệm; lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của địa phương; mạnh dạn mở rộng quy mô, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất. Hơn nữa, là nhà nông phải thường xuyên cập nhật tin tức về giá cả thị trường, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế.

Không chỉ là hội viên nông dân tiêu biểu, sản xuất kinh doanh giỏi, anh Thuận còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cho các hộ hội viên tại địa phương. Từ một hộ chỉ đủ ăn, đến nay, gia đình anh đã có của ăn của để, xây dựng được cơ ngơi khang trang, rộng rãi với tổng thu nhập từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt trên 3 tỷ đồng mỗi năm.

                                                                    Thu Hằng

Các tin khác


Nguyễn Thị Thanh Huyền - nữ chiến sỹ tự vệ nhiệt huyết

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố từng là bộ đội, làm dâu trong một gia đình có truyền thống trong quân ngũ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, xóm Chùa, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tiếp nối truyền thống là một nữ chiến sỹ dân quân tự vệ xuất sắc của địa phương. Trên mọi cương vị, đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Nữ cán bộ Hội Phụ nữ nhiệt huyết, năng động

(HBĐT) - Những năm gần đây, Hội Liên hiệp phụ nữ (Hội LHPN) xã Yên Lập (Cao Phong) luôn là điểm sáng trong phong trào giúp hội viên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no. Kết quả trên có sự đóng góp tích cực của chị Bùi Thị Thiên, Chủ tịch Hội LHPN xã, người luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào.

Trưởng thôn Đồng Sắn gương mẫu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) -Đã từng thất bại, thua lỗ hơn 300 triệu đồng do giá lợn "lao dốc” vào năm 2016, kinh tế gia đình kiệt quệ, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ý bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao, ông Bùi Mạnh Xuyến, Trưởng thôn Đồng Sắn, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển hiệu quả mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Qua đó từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giàu chính đáng. Đồng thời là người "dẫn lối” giúp nhiều hộ dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm

(HBĐT) - Tuy chưa từng được học qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, nhưng với sự quyết tâm cao, bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, anh Bùi Đức Tịnh, xóm Dăm Hạ, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) mạnh dạn thử thách bản thân với công việc trồng cam, trồng keo và chăn nuôi lợn, gà. Đến nay, anh Tịnh đã gặt hái được những trái ngọt.

Đảng viên trẻ Bùi Thị Vinh nhiệt huyết, tận tâm phục vụ người dân

(HBĐT) - Đảng viên trẻ Bùi Thị Vinh thuộc Đảng bộ cơ quan chính quyền huyện Cao Phong là điển hình xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2019.

Học sinh lớp 10 đi phụ hồ về, nhảy xuống cứu cậu bé chìm sát đáy sông

Nghe tiếng kêu cứu đuối nước dưới sông Son, Trần Văn Nam (thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã lao xuống lặn tìm cậu bé đã chìm sát đáy sông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục