(HBĐT) - Thoạt nhìn không thể nghĩ người thanh niên có nước da trắng trẻo, vóc dáng khá thư sinh lại là ông chủ của những vạt ruộng trồng bí đỏ, ngô ngọt, dưa chuột Nhật, chanh leo làm hàng hóa. Trò chuyện mới biết đó là một nông dân thực thụ, không ngại khó, ngại khổ, chân lấm, tay bùn để hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ đất. Anh là Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi.


Anh Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi kiểm tra vườn chanh leo vào mùa thu hoạch.

Từ người thợ làm vườn cần mẫn

Sinh ra và lớn lên ở xã vùng ven thị trấn (xã Kim Bôi - Kim Bôi), anh Bùi Thanh Sơn tỏ ra khá nhanh nhạy với thời cuộc. Năm 2007, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ trở về địa phương anh từng bước thực hiện ước mơ lập thân, lập nghiệp. Cùng với việc xây dựng gia đình, anh tìm tòi, bươn chải để có cuộc sống đủ đầy. Từ vụ xuân 2010, anh bắt đầu trồng dưa hấu với diện tích gần 1 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 40 triệu đồng. Ở thời điểm đó, số tiền 40 triệu đồng đối với anh không hề nhỏ và phải vay mượn mới có nên anh dành trọn thời gian, công sức để chăm sóc ruộng dưa. Thế nhưng năm ấy thời tiết không ủng hộ, dưa đang thời kỳ phát triển thì xảy ra nắng nóng gay gắt, ruộng đồng khô hạn, dây dưa héo vì thiếu nước tưới. Vụ dưa đó bị thua lỗ nặng. Không nản chí, anh tiếp tục "dò” hướng phát triển kinh tế bằng việc đầu tư 20 triệu đồng để trồng bí đỏ và nuôi gà. Mặc dù con nhỏ nhưng hai vợ chồng dành nhiều công sức, thức khuya, dậy sớm để chăm sóc ruộng bí và đàn gà. Đầu tư công sức, tiền bạc như vậy nhưng việc trồng trọt, chăn nuôi, anh chỉ tranh thủ ngoài giờ hành chính, vì cả hai vợ chồng đều là cán bộ xã. Dù đã hết sức chuyên tâm, nhưng 3 năm đầu khởi nghiệp anh liên tục thất bại.

Tạm nghỉ 1 năm để nghiên cứu, học hỏi thêm kiến thức trồng trọt và tìm đầu ra cho sản phẩm, năm 2013, anh chuyển hướng sang trồng dưa chuột Nhật với diện tích 7.000 m2. Vụ dưa ấy, anh đã thành công: thu được 15 tấn quả, bán qua đầu mối liên kết với Công ty TNHH Paciffic - Hòa Bình, trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng. Từ đây, chặng đường khởi nghiệp của vợ chồng anh hanh thông, nhà bắt đầu có của ăn, của để.

Đến ông chủ của chuỗi sản xuất nông nghiệp xanh

Là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kim Bôi, anh vừa làm vừa tuyên truyền, vận động hội viên và những người hàng xóm làm theo để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đầu năm 2017, anh và những người bạn, người anh cùng chí hướng nhóm họp bàn hướng thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Tháng 11/2017, HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi chính thức được thành lập với 8 thành viên. Từ khi thành lập, đến nay, HTX đã ký kết hợp đồng kinh tế theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty TNHH Pacific - Hòa Bình; Công ty CP chế biến nông sản NW Gia Bảo - Thái Bình; Công ty TNHH đầu tư và phát triển Tây Bắc - TP Hòa Bình; Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bình (DOVECO) và Công ty CP Nafood Tây Bắc - Sơn La… để tiêu thụ sản phẩm. Hiện, HTX đã liên kết với nông dân mở rộng diện tích sản xuất với 4 ha dưa chuột Nhật, 13 ha chanh leo tại các xã: Đú Sáng, Kim Bình, Kim Sơn, Nam Thượng (Kim Bôi) cùng hàng chục ha ngô ngọt và các loại nông sản khác.

Từ người thợ làm vườn nghiệp dư, anh Bùi Thanh Sơn đã trở thành ông chủ của chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi của HTX đã thu hút hàng chục đoàn khách đến thăm quan, học tập kinh nghiệm. Hiện thực hóa ước mơ làm giàu từ đất, anh Bùi Thanh Sơn trở thành người truyền cảm hứng khởi nghiệp cho người dân nông thôn trong tỉnh.

Thúy Hằng


Các tin khác


Sản phẩm túi giấy sinh học vì sức khỏe người tiêu dùng của anh Vũ Đăng Biên

(HBĐT) - Là cơ sở tiên phong đưa túi giấy sinh học đựng thực phẩm vào thị trường người tiêu dùng của Hòa Bình, anh Vũ Đăng Biên, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đã mạnh dạn đưa ý tưởng "Phát triển công nghệ túi giấy sinh học đựng thực phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sống” tham dự cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2019”. Ý tưởng của anh Biên đã đoạt giải nhì tại cuộc thi.

Người đưa chữ lên bản Mông

(HBĐT) - Đầu năm 2018, cô Hà Thị Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Bao La (Mai Châu) luân chuyển về trường TH&THCS Hang Kia B. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện. Trên địa bàn xã tình trạng học sinh bỏ học cao (bậc tiểu học có 87/232 em, chiếm 37,5%; bậc THCS có 66/100 em, chiếm 66%). Qua tìm hiểu cô được biết, nhiều cha mẹ học sinh không biết chữ dẫn đến không quan tâm đến giáo dục; quan niệm còn lạc hậu, học sinh nữ thường chỉ học đến lớp 6 là nghỉ học; phong tục tập quán người Mông sống du canh, du cư nên học sinh thường bỏ trường, bỏ lớp.

Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác ở xã Đông Phong

(HBĐT) - Bùi Văn Cương, sinh năm 1986, đoàn viên thanh niên xóm Chằng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong) được biết đến là thanh niên năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Cương luôn gần gũi, chia sẻ với các đoàn viên thanh niên và bà con kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế hiệu quả của gia đình.

Trưởng thành từ mái trường Kinh tế - Kỹ thuật

(HBĐT) - Nhắc đến cây nhãn Hương Chi ở huyện Kim Bôi ai cũng nghĩ đến ông Bùi Văn Lực, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy. Ông là một trong những người tiên phong đưa giống nhãn này về trồng và xây dựng thành công thương hiệu nhãn Sơn Thủy. Sau khi đi học lớp quản lý kinh doanh nông nghiệp do trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tổ chức, ông Lực quyết định đưa cây nhãn Hương Chi về Kim Bôi.

Người thầy giáo có tấm lòng thiện nguyện

(HBĐT) - Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ là giáo viên phụ trách lớp Điền kinh, trường Năng khiếu, huấn luyện và thi đấu thể dục - thể thao tỉnh, anh Phùng Tiến Thế còn được học sinh, đồng nghiệp yêu mến, quý trọng vì là một tấm gương về tinh thần thiện nguyện, yêu thương con người.

Chi hội trưởng phụ nữ tận tâm, trách nhiệm với công tác Hội

(HBĐT) - Chị Trần Thị Cần, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) được chính quyền địa phương và các cấp Hội Phụ nữ huyện đánh giá là cán bộ Hội nhiệt tình, tận tâm, trách nhiệm với công tác Hội. Không chỉ cùng với các hội viên trong chi hội nâng cao chất lượng hoạt động Hội, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi, đặc biệt là duy trì hoạt động hiệu quả Câu lạc bộ Chiêng Mường, chị Cần còn tích cực trong các hoạt động, phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục