(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị An sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Anh trai chị hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1973, chị trở thành người con của gia đình chính sách. Mặc dù hoàn cảnh kh;ó khăn về điều kiện kinh tế nhưng với bản lĩnh của người con gái dân tộc Mường chân chất, giàu nghị lực, chị đã vươn lên trong mọi lĩnh vực học tập, công tác.
Chị sinh năm 1956 tại xóm Chùa, xã Thống Nhất (TPHB). Thời ấy, cả xã không có nổi 5 học sinh có trình độ THPT. Chị đã tốt nghiệp nhưng không đi thoát ly vì HTX nông nghiệp rất cần một người như chị để làm kế toán. Chị vừa làm, vừa học. Năm 1978, chị được cử đi học lớp kế toán 3 tháng. Học xong, chị luôn nhiệt tình với công việc và với lòng trung thực, chị được mọi người hết lòng yêu quý, tin cậy. Tháng 6/1979, chị đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, sinh hoạt tại chi bộ xóm Chùa. Trong suốt 13 năm làm kế toàn (1978-1091), chị chưa một lần làm mất lòng tin với xã viên. Từ năm 1991-2003, chị kiêm thêm nhiều nhiệm vụ như: đội trưởng đội sản xuất và tham gia liên tục trong ban quản trị HTX nông nghiệp xã Thống Nhất. Trong 25 năm xây dựng HTX, nơi nào trên đồng đất xã nhà cũng có dấu chân của chị. Do cvó Luật HTX năm 2003, chị được Đảng giao làm Chủ tịch Hội PN xã từ tháng 10/2003 đến nay. Với chức năng, nhiệm vụ của người đảng viên, chị chung vai cùng với hơn 600 chị em hội viên trong xã gánh vác nhiệm vụ của Hội. Chị luôn gương mẫu đai đầu trong mọi công viên nên đã thúc đẩy không ít chị em trong 9 chi hội với tinh thần "lá lành đùm lá rách", "tương thân - tương ái" lẫn nhau. Ngày 19/5 vừa qua, Hội PN xã tổng kết CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều gương mặt điển hình thu hút chị em học tập, làm theo. Những thành tích đạt được trong 7 tháng qua (tháng 10/2009-5/2010) với số tiền tiết kiệm được 12.142.000 đồng 117 kg gạo từ "hũ gạo tình thương" và đã ủng hộ "mái ấm tình thương" 1.380.000 đồng, nộp lên phụ nữ thành phố 800.000 đồng. Với những thành tích đó, tháng 1/2010, Hội PN xã được nhận bằng khen của UBND tỉnh tặng cùng nhiều giấy khen của các ban, ngành đã được nhận từ những năm trước.
Góp phần vào công cuộc xóa đói - giảm nghèo, cuộc sống ấm no hạnh phúc, chị đã xứng đáng nhận về mình 1 kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ" và với 1 bằng khen của UBND tỉnh cùng nhiều giấy khen khác.
Nguyễn Thị Bình
(Xã Thống Nhất - TPHB)
(HBĐT) - Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với lớp lớp thanh niên cả nước, Nguyễn Xuân Tạc xung phong lên đường nhập ngũ. Anh được điều động về Cục kỹ thuật - Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.
(HBĐT) - Năm 1993, sau nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục quê hương, ông Nguyễn Quang Ngoạn về nghỉ hưu tại xóm Nội (xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn). Từng là người tâm huyết với giáo dục, về tham gia công tác mặt trận, ông luôn trăn trở phải làm gì để tiếp tục có những đóng góp cho hoạt động khuyến học.
(HBĐT) - Người dân thị trấn Mai Châu (Mai Châu) không chỉ biết anh là người làm kinh tế giỏi mà còn năng động trong công tác xã hội, tạo niềm tin với cơ quan, anh em, bạn bè, cùng giúp đỡ bà con trong bản xoá đói- giảm nghèo, áp dụng KH-KT vào chăn nuôi, làm du lịch, từng bước cải thiện đời sống của gia đình và bà con nông dân vùng cao. Anh là Hà Văn Cương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mai Châu.
(HBĐT) - Sau gần 20 năm các hộ dân vùng lòng hồ sông Đà di cư về sinh sống trên mảnh đất Kim Bắc 4, Thung Rếch xã Tú Sơn (Kim Bôi), vùng đất lau lách, hoang hóa xưa kia nay đã trở thành nơi phát triển kinh tế trù phú với bạt ngàn màu xanh của ngô, mía và các loại cây ăn quả.
(HBĐT) - Sau khi tốt nghiệp Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công an), Nguyễn Hoàng Linh (ảnh) được điều động về công tác tại Công an huyện Lương Sơn. Nhận thấy ở người cán bộ trẻ này hội tụ những điều kiện cần thiết của một trinh sát, lãnh đạo đơn vị đã bố trí anh tại Đội CSĐT tội phạm về TTXH.
(HBĐT) - Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) biết đến Hà Công Điệp không chỉ với vai trò của một cán bộ Đoàn năng động mà còn là một tấm gương TN tiêu biểu làm kinh tế giỏi của xã.