Mô hình phát triển kinh tế của gia đình Hà Công Điệp đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình Hà Công Điệp đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) biết đến Hà Công Điệp không chỉ với vai trò của một cán bộ Đoàn năng động mà còn là một tấm gương TN tiêu biểu làm kinh tế giỏi của xã.

 

Lớn lên ở miền quê thuần nông, Điệp sớm xác định hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình là SXNN, trong đó, chăn nuôi là nghề mũi nhọn. Song, trong làm ăn, Điệp đã từng gặp thất bại, chỉ qua một đêm, lợn thịt, rồi 2/3 số lợn nái lăn ra chết. Từ sự thất bại đã giúp anh đúc rút ra bài học là: phải học để có hiểu biết kiến thức  KH-KT thì mới mang lại hiệu quả lao động cao.

 

Từ đó, một mặt Điệp tự học hỏi, tìm tòi các tài liệu và tìm hiểu kiến thức trên các phương tiện thông tin. Mặt khác, anh chủ động đăng ký tham gia 4 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi do Đoàn TN phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cộng thêm sự động viên, khuyến khích của gia đình, bạn bè và được Đoàn xã tạo điều kiện cho vay 8 triệu đồng từ vốn 120, Điệp đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố mở rộng quy mô nuôi lợn nái, lợn thịt.

 

Từ năm 2007 đến nay, hầu như lúc nào trong chuồng của gia đình Hà Công Điệp cũng có 6 con lợn nái, cung cấp trên 100 con giống/năm. Chuồng trại luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Cứ 1 tháng 2 lần, gia đình đều đặn phun thuốc khử trùng tiêu độc. Hiện tại, bình quân mỗi lứa, gia đình anh nuôi từ 50 - 60 con lợn thịt và đang áp dụng thử nghiệm phương pháp cho ăn bằng ủ men vi sinh. Hiệu quả bước đầu là tiết kiệm được chi phí, đàn lợn tăng trưởng nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 

Cùng với đầu tư chăn nuôi, Hà Công Điệp đã mạnh dạn làm đại lý cung cấp thức ăn gia súc. Tín chấp cho các hộ gia đình trong xã và người dân một số xã lân cận trong huyện được mua thức ăn trả chậm. Điều đáng nói là không chỉ năng động trong phát triển kinh tế gia đình, Điệp luôn sẵn lòng mang kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình truyền đạt, giúp đỡ người dân, ĐVTN trong và ngoài xã. Nhiều khi anh đến tận các hộ hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh, pha trộn thức ăn và tiêm phòng miễn phí vật nuôi cho những gia đình khó khăn.

 

Dám nghĩ, dám làm, mô hình phát triển kinh tế của gia đình Hà Công Điệp đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Anh trở thành gương mặt thanh niên xuất sắc của huyện Mai Châu, vừa qua đã được đề nghị Hội LHTN Việt Nam tặng giải thưởng 15/10.

 

                                                                                           Thu Hiền

 

Các tin khác

Người cao tuổi luôn sống vui, sống khoẻ, sống mẫu mực để làm gương cho con cháu (ảnh minh hoạ)
Hội CCB huyện Lạc Sơn thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Bùi Văn Đủi.
Cô giáo Hà Thị Ngót hướng dẫn học sinh lớp 9 ôn tập bài sau giờ học.
Người cao tuổi ở xã hưng Thi (huyện Lạc Thuỷ) luôn đi đầu trong giáo dục, quản lý con em

Xây dựng trường THPT Công Nghiệp trở thành trung tâm chất lượng cao của tỉnh

(HBĐT) - Cách đây 40 năm, trên mảnh đất thị xã Hoà Bình, trường thanh niên vừa học - vừa làm đã chính thức được thành lập với tên gọi thân thương “Trường Đoàn” - tiền thân của trường THPT Công Nghiệp hiện nay với cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, quy mô trường lớp, học sinh nhỏ bé. Trải qua các thời kỳ với những tên gọi khác nhau, cùng với sự lớn mạnh của KT-XH địa phương, nhà trường đã phát triển và lớn mạnh không ngừng.

Con tiếp bước cha tôn vinh nghề làm gạch ngói

(HBĐT) - Đó là lời khen của nhiều người thuộc các thế hệ đã và đang làm nghề sản xuất gạch ngói ở tỉnh về cử nhân kinh tế Phạm Ngọc Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty Cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm, vừa được Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III bầu chọn là đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII. Anh không chỉ là đại biểu trẻ tuổi nhất trong đoàn đại biểu của tỉnh mà còn là người đầu tiên của toàn ngành xây dựng Hoà Bình cử tham dự Đại hội Thi đua yêu nước (ĐHTĐYN) toàn quốc.

Chuyện của người phụ nữ luôn nhìn về hướng thiện.

(HBĐT) - “Họ nghiện ma túy. Trong mỗi con người dù xấu xa đến đâu vẫn có một phần lương thiện” - Có lẽ chính những suy nghĩ ấy đã giúp chị gắn bó với nghề và cũng vì suy nghĩ ấy mà chị có được niềm tin từ những học viên của mình. Chị là Quách Thị Kiều – Giám đốc TT CB – GD - LĐXH tỉnh.

Thành công nhờ sự kiên trì và năng động

(HBĐT) - Năm 1994, ông Bùi Thanh Dồn (xóm Trớ, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc) nghỉ công tác theo chế độ 176 về làm kinh tế gia đình tại địa phương. Nhưng ruộng đất ít, đồng vốn eo hẹp nên kinh tế gia đình ông chỉ cố gắng duy trì ở mức tạm đủ nuôi các con ăn học.

Nỗ lực để là con số 13 may mắn

(HBĐT) - Nhiều người không thích con số 13 nhưng với anh Nguyễn Văn Tại, ông chủ trẻ của một trang trại ở thôn Đất Đỏ, xã Liên Sơn (huyện Lương Sơn), đó là một con số may mắn. Là con thứ 13 trong một gia đình nghèo khó. Lăn lộn kiếm sống từ khi còn là một cậu bé, đến 30 tuổi, anh đã có tới 13 thứ nghề. Việc gì anh cũng có thể làm và làm một cách chắc chắn, có tâm nhưng cuối cùng anh vẫn trụ lại với nghề mà mình thích nhất - trồng trọt và chăn nuôi.

Tấm lòng nhân ái của chị Luận với đồng bào lũ lụt miền Trung

(HBĐT) - Khi xem những cảnh tượng mất mát, thiệt hại của đồng bào miền Trung trong mưa lũ được phát trên truyền hình, chị Trương Thị Luận (trong ảnh), Giám đốc Công ty TNHH TM tổng hợp Trịnh Luận ở xã Trung Minh (TP Hòa Bình) không khỏi xúc động. Chị đã quyết định xuất gần 76 triệu đồng để mua 300 thùng mì tôm, 670 bộ quần áo mới để ngày 20/10 vừa qua tổ chức một chuyến xe đưa vào cứu trợ bà con bị mưa lũ ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục