Theo đó, Đề án thực hiện mục tiêu phát triển các CLB liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng để góp phần thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và góp phần chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, đặc biệt hướng tới giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng. Đề án cũng nhằm nâng cao vai trò của Hội Người cao tuổi và huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, xã hội và cộng đồng trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, góp phần làm tốt công tác người cao tuổi và già hóa dân số.
Chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2016 -2017 xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 80 CLB liên thế hệ tự giúp nhau trong toàn tỉnh (có ít nhất 4.000 thành viên, trong đó có 3.000 người cao tuổi tham gia).
Giai đoạn 2018 – 2020 xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 150 CLB (có ít nhất 6.000 thành viên, trong đó có 4.000 người cao tuổi tham gia).
Các CLB liên thế hệ tự giúp nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: 70% là người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên), 60 – 70% là phụ nữ, 60 – 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện thu nhập; 80% CLB liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy chế.
Đối tượng thực hiện là người cao tuổi và gia đình của họ, phụ nữ, các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt người cao tuổi là phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa.
4 nội dung thực hiện chính gồm: Lập kế hoạch, xây dựng tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền. Tập huấn kỹ thuật để nhân rộng CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương. Giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các CLB đang hoạt động để làm nòng cốt nhân rộng các CLB mới. Thành lập các CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
Các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Đề án: Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về CLB liên thế hệ tự giúp nhau và về người cao tuổi. Huy động nguồn lực, vận động các tổ chức, xã hội, doanh nghiệp tham gia nhân rộng CLB. Phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt động của CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
P.V
(HBĐT) - Năm 2016 tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của huyện Lương Sơn ước khoảng 108.703 triệu đồng, trong đó, vốn ngân sách T.ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 26.903 triệu đồng; vốn ngân sách huyện, xã 17.500 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 5.600 triệu đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 7.300 triệu đồng; vốn tín dụng 45.200 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 6.200 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện Kim Bôi, năm 2016, toàn huyện huy động nguồn lực 292.515 triệu đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, NSNN 115.931 triệu đồng, chiếm 39,6%; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 99.919 triệu đồng, chiếm 34,2%; vốn tín dụng 55.615 triệu đồng, chiếm 19%; vốn doanh nghiệp 650 triệu đồng; vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 20.400 triệu đồng, chiếm 7%.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Đà Bắc được phân bổ 3.053 triệu đồng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó kinh phí hỗ trợ quản lý 88 triệu đồng; hỗ trợ tuyên truyền 95 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo, tập huấn 50 triệu đồng; hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp 110 triệu đồng.
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhờ phát huy nội lực cũng như sự đồng lòng của nhân dân, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã hoàn thành 16 tiêu chí. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đang gấp rút tập trung các giải pháp hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích đúng lộ trình vào năm 2018. Trung Minh là xã cửa ngõ TP. Hòa Bình, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT- XH. Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, là lợi thế để phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, CN-TTCN.