Tiềm năng phát triển cây dược liệu tại vùng cao Đà Bắc
Thứ năm, 3/3/2022 | 9:29:05 Sáng
(HBĐT) - Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, huyện vùng cao Đà Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển trồng cây dược liệu. Thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình trồng cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Các loại cây dược liệu của HTX dược liệu Big Farm trồng tại xóm Men, xã Yên Hòa (Đà Bắc) phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Từ năm 2018, sau khi khảo sát, khảo nghiệm kỹ lưỡng, HTX dược liệu Big Farm đã trồng trên 10 ha cây dược liệu tại xóm Men, xã Yên Hòa. Xóm Men có điều kiện đất đai rộng, khá bằng phẳng nhưng từ nhiều năm qua, bà con nơi đây chỉ trồng các loại cây như ngô, sắn nên hiệu quả kinh tế không cao. Thậm chí nhiều diện tích đất trước đây bà con để hoang hóa, cỏ dại mọc um tùm. Thế nhưng về xóm Men nay đã thấy có những sự đổi khác nhất định, nhất là sự xuất hiện của một vùng trồng cây dược liệu quy mô khá rộng, với tấm biển nổi bật "Nông trường dược liệu Big Farm”. Tại đây, HTX trồng nhiều loại cây dược liệu quý, thời điểm này nhiều diện tích đã được thu hoạch, một số diện tích đang được xuống giống vụ mới.
Anh Nguyễn Trọng Khải, Giám đốc HTX dược liệu Big Farm chia sẻ: Năm 2018, chúng tôi đã khảo sát và trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu tại đây. Kết quả cho thấy, thổ nhưỡng, khí hậu ở Yên Hòa rất phù hợp để trồng cây dược liệu. Qua hơn 2 năm thực hiện, đất đai nơi đây rất phù hợp trồng các loại cây dược liệu như: Đương quy, cát sâm, hà thủ ô, bạch chỉ, kim ngân. Hiện nay, chúng tôi tích cực triển khai mở rộng diện tích trồng cây bạch chỉ và kim ngân. Trong những năm tới, sẽ mở rộng diện tích trồng và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Chúng tôi mong muốn được chính quyền và người dân tiếp tục ủng hộ để mô hình trồng cây dược liệu đem lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.
Ngoài diện tích hơn 10 ha HTX Big Farm đang sản xuất, có thế thấy xóm Men cũng như nhiều xóm khác trên địa bàn xã còn nhiều tiềm năng để mở rộng, phát triển trồng cây dược liệu. Đồng chí Quách Công Khang, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ khi đi vào hoạt động, mô hình trồng cây dược liệu tại xóm Men đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Cây dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, đây là một hướng đi xã có thể đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cấp ủy, chính quyền đánh giá cao mô hình trồng cây dược liệu, mong muốn doanh nghiệp tiếp tục phát triển, tạo nhiều việc làm để giúp người dân sở tại nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghéo, phát triển kinh tế.
Ngoài mô hình ở xóm Men, hiện nhiều xã trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng đang phát triển trồng cây dược liệu như ở xã Toàn Sơn, Tú Lý. UBND huyện khuyến khích người dân, doanh nghiệp mở rộng các vùng chuyên canh cây dược liệu, với mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng cây dược liệu đạt khoảng 30 ha. Trước thực tế những năm qua, công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gặp không ít khó khăn, mô hình trồng cây dược liệu là hướng đi đầy tiềm năng để người dân Đà Bắc nâng cao thu nhập, đẩy manh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn giám sát của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 03) đối với BTV Huyện ủy Yên Thủy.
(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.
(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.