Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.


Anh Bùi Thành Nam, xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi) thu hoạch chuối tiêu hồng.

Là người "có nghề”, từng kinh doanh hoa quả khắp các điểm chợ trên địa bàn huyện nhưng cuộc sống của gia đình anh Nam vẫn không thoát khỏi cảnh túng thiếu. Được sự hướng dẫn, tư vấn của các cấp Hội Nông dân (HND) xã, huyện, lại nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng nên năm 2022, anh Nam mạnh dạn làm hồ sơ vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện chuyển đổi một số diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả của gia đình sang trồng chuối tiêu hồng.

Với số vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội 30 triệu đồng và nguồn vốn gia đình tích cóp được, anh Nam trồng thí điểm 1ha với 2.000 cây chuối tiêu hồng. Cùng sự đồng hành của các cấp HND và cán bộ chuyên môn, anh Nam nắm chắc và chăm sóc cây đúng kỹ thuật. Nhờ đó, vườn chuối của gia đình anh cho tỷ lệ ra buồng đạt trên 95%, năng suất, hiệu quả hơn nhiều loại cây trồng khác. Sau 1 năm, gia đình anh đã bắt đầu có thu nhập từ vườn chuối tiêu hồng. Mỗi ha trồng chuối, anh thu lãi khoảng trên 200 triệu đồng.

Để tăng thêm nguồn thu nhập, anh Nam thuê đất của các hộ gần kề để từng bước mở rộng diện tích trồng chuối. Đến nay, tổng diện tích vườn chuối của gia đình anh đã mở rộng lên trên 3ha, với khoảng 6.000 cây. Đầu vụ đã có thương lái tới đặt mua tại vườn với giá 200.000 đồng/cây, dự kiến cuối năm nay, gia đình anh có thể thu về 400 – 500 triệu đồng sau khi đã trừ hết các chi phí ban đầu.

Chưa dừng lại ở đó, tận dụng hết phụ phẩm từ lá, thân cây chuối sau khi thu hoạch, anh Nam chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. Anh Nam chia sẻ: Khi bắt tay vào thực hiện mô hình trồng chuối tiêu hồng, việc trước tiên là phải hiểu về đặc tính sinh học của cây, nắm rõ kỹ thuật trồng. Chuối tiêu hồng là loại cây thích nghi được với nhiều loại đất, có đặc tính ưa ẩm, đẻ mầm khỏe, do đó cần phải tưới nước thường xuyên và tỉa mầm, định chồi. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc cần chú ý vệ sinh vườn, cắt tỉa các lá bệnh, phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh để hạn chế tối đa bệnh vàng lá. Khi cây ở thời điểm chuẩn bị trổ buồng, phải thường xuyên theo dõi, bón phân và phòng trừ các loại bệnh hại để cây cho ra buồng và quả to, đẹp nhất.

Cần cù, chăm chỉ và không ngừng nỗ lực trong lao động, sản xuất, đến nay gia đình anh Nam đã vươn lên trở thành hộ khá của địa phương, có "của ăn, của để”. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, anh Nam luôn cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, sản xuất của mình cho nông dân trong vùng để cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Ông Quách Công Sỹ, Chủ tịch HND xã Kim Lập cho biết: Với sự đồng hành của nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, mô hình trồng chuối tiêu hồng của nông dân Bùi Thành Nam là một trong những mô hình điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của địa phương. Cũng từ thành công của mô hình này đã góp phần lan tỏa tinh thần lao động sản xuất, nỗ lực xóa đói giảm nghèo và làm giàu trên địa bàn xã. Đến nay, tổng diện tích trồng chuối tiêu hồng trên địa bàn xã Kim Lập gần 10 ha.


Hải Đăng

Các tin khác


Đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Những năm qua, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển nghề trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Qua đó không chỉ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ rừng mà còn giúp bà con cải thiện, nâng cao thu nhập.

Trên 30 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hòa Bình đã bố trí, lồng ghép nguồn vốn trên 30 nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điện lưới, viễn thông, phát thanh, truyền hình...

Trên 86 nghìn hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có trên 86,3 nghìn lượt hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách. Trong đó có trên 17,9 nghìn lượt hộ nghèo, trên 15 nghìn lượt hộ cận nghèo, trên 9 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Xã Nhân Nghĩa: Mô hình “Biến rác thải thành con giống” tạo sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo

Khởi động từ tháng 4/2024, chị Bùi Thị Phửn, hội viên Chi Hội Phụ nữ xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là hộ đầu tiên được hỗ trợ 50 con gà giống từ mô hình "Biến rác thải thành con giống”. Sau gần nửa năm chăm sóc, đàn gà đến kỳ xuất bán. Chị Phửn dùng số tiền bán gà mua 2 con lợn giống trị giá 3,5 triệu đồng để tái đầu tư chăn nuôi.

Huyện Kim Bôi: Trên 1.200 hội viên nông dân các dân tộc được đào tạo nghề

Những năm qua, huyện Kim Bôi quan tâm thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Huyện Lương Sơn: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,5%

Đến nay, các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Lương Sơn được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giảm đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục